TP.HCM cần cơ chế đột phá trong khai thác, sử dụng đất đai

(LĐTĐ) Tại hội thảo "Cơ chế chuyển dịch đất đai và chính sách pháp lý đột phá cho TP.HCM" diễn ra ngày 7/4, nhiều ý kiến cho rằng thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần cơ chế đột phá trong khai thác và sử dụng hiệu quả đất đai.
Hơn 1.000 cơ hội việc làm tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2023 Lộ diện 6 dự án tiềm năng vào vòng chung kết AIoT InnoWorks 2022 TP.HCM: Sẽ xử phạt trường ngoài công lập không kê khai giá dịch vụ

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM cho biết, các công văn và công tác quản lý đất đai, đô thị TP.HCM thời gian vừa qua bên cạnh những điểm sáng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, những góp ý và hiến kế của các chuyên gia, nhà khoa học sẽ góp phần tạo ra cơ chế đột phá trong khai thác và đảm bảo sử dụng hiệu quả đất đai cho sự phát triển bền vững, lâu dài của TP.HCM.

“Nếu có cách tiếp cận đúng trong quản lý, phân bổ, khai thác sử dụng đất đai hiệu quả sẽ là động lực to lớn cho sự phát triển bền vững, tạo ra sự ổn định về mặt xã hội, đóng góp kinh tế”, ông Mãi cho biết.

TP.HCM cần cơ chế đột phá trong khai thác, sử dụng đất đai
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết UBND TP.HCM mong muốn được lắng nghe góp ý từ hội thảo để nhận diện đúng vấn đề. Ảnh: Thiện Thông

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, hội thảo được tổ chức nhằm xây dựng cơ sở lý luận chung về chuyển dịch đất đai trong bối cảnh pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất các kiến nghị về chuyển dịch đất đai trong dự thảo Luật Đất đai. Đồng thời, tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan hữu quan trao đổi, thảo luận và góp ý cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, trong đó có các quy định về đất dành cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ông Quân cho rằng, Luật Đất đai 2013 đã giúp hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ kinh tế - xã hội trong quá trình áp dụng Luật Đất đai 2013 đã cho thấy những điểm không còn phù hợp của pháp luật đất đai so với thực tiễn, dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về đất đai vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các vấn đề khác.

“Do đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự điều chỉnh các quy định trong Luật Đất đai để gỡ bỏ các vướng mắc pháp lý, đồng thời giúp phát huy các nguồn lực từ đất đai. Ngoài ra, việc xem xét và sửa đổi các quy định của Luật Đất đai cũng cần được chú trọng để khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định xã hội và tạo động lực cho thị trường bất động sản, trong đó có thị trường đất đai, trở thành kênh phân bổ và khai thác đất đai hợp lý, công bằng và hiệu quả”, ông Quân cho biết.

TP.HCM cần cơ chế đột phá trong khai thác, sử dụng đất đai
Ban chủ trì buổi thảo luận tại Hội thảo "cơ chế chuyển dịch đất đai và chính sách pháp lý đột phá cho TP.HCM". Ảnh: Minh Tuấn

Phát biểu tại Hội thảo, ThS.NCS Trương Trọng Hiếu (Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TP.HCM) nêu ra các kiến nghị chính sách đột phá cho TP.HCM được gợi mở từ dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trong đó, ông đề xuất lựa chọn TP.HCM là địa phương thí điểm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Ông đánh giá việc xây dựng và hình thành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chung rất quan trọng, song cũng là thách thức trong nhiều năm qua.

Ông Hiếu cho biết thị trường bất động sản ở nước ta hoạt động chưa thật sự chính quy. Ngoài ra, pháp luật đến nay chưa có định chế và cơ chế để truy nhận thông tin về giá đất trên thị trường, ngoại trừ dữ liệu về giá giao dịch mà cơ quan thuế đang quản lý. Đây là hai lý do tạo nên điểm nghẽn ở khâu hình thành dữ liệu về giá đất.

Một số biện pháp được kiến nghị như: đưa ra quy định và cả chế tài để buộc các bên có liên quan cung cấp thông tin về đất đai, đặc biệt là giá đất của các giao dịch; quy định trách nhiệm của các đơn vị, bao gồm cơ quan thuế và tổ chức kinh doanh bất động sản xuất thông tin về đất đai lên hệ thống dữ liệu quốc gia; phân bổ ngân sách và tài chính phù hợp để xúc tiến và triển khai các hoạt động này…

Ngoài ra, ông Hiểu cũng kiến nghị, dự thảo Luật Đất đai cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở ra một số quy định ngoại lệ cho các địa phương đang hoạt động theo mô hình đặc thù. Cụ thể, đối với nội dung quy định về thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh trong vấn đề đất đai, dự thảo cần đề cập tình huống cơ quan này có thể ủy quyền, trao quyền hoặc phân quyền lại cho chính quyền thành phố thuộc thành phố để TP.HCM được ủy quyền lại cho thành phố Thủ Đức.

Trong khi đó, PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, Nhà nước chỉ đóng vai trò quyết định và thực hiện việc chuyển dịch bắt buộc thông qua cơ chế thu hồi đất đối với các dự án vì an ninh quốc gia, lợi ích công cộng định nghĩa theo nghĩa hẹp.

Trong cơ chế chuyển dịch tự nguyện và cả cơ chế chuyển dịch bắt buộc, cần ghi nhận thủ tục yêu cầu tòa án xem xét quyết định thu hồi cũng như giá cả bồi thường. Ngoài ra, trong quy hoạch tổng thể sử dụng đất cần bổ sung thêm phần quy hoạch đất có khả năng chuyển dịch, từ đó xác định rõ giới hạn của chuyển dịch đất đai trong từng giai đoạn và đối với từng khu vực.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sắp diễn ra giải Bóng đá tranh cúp Hai Bà Trưng huyện Mê Linh lần thứ II

Sắp diễn ra giải Bóng đá tranh cúp Hai Bà Trưng huyện Mê Linh lần thứ II

(LĐTĐ) Ngày 3/10, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh - Cơ quan Thường trực giải Bóng đá tranh cúp Hai Bà Trưng huyện Mê Linh lần thứ II năm 2023, đã tổ chức Họp báo, công bố Điều lệ, bốc thăm chia bảng và họp kỹ thuật cho các đội bóng tham dự giải.
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 50 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và an sinh xã hội năm 2023

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 50 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và an sinh xã hội năm 2023

(LĐTĐ) Tối 3/10, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (Ủy ban MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo" và an sinh xã hội năm 2023. Tại chương trình, đã có 128 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đăng ký và ủng hộ số tiền 50 tỷ 117 triệu đồng.
TP.HCM: Điều tra nguyên nhân vụ bé gái tử vong sau khi ăn bánh tiệc Trung thu

TP.HCM: Điều tra nguyên nhân vụ bé gái tử vong sau khi ăn bánh tiệc Trung thu

(LĐTĐ) Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã cử đoàn chuyên gia y tế đi khảo sát và đánh giá tình hình ngộ độc thực phẩm của người dân tại chung cư Palm Heights. Đến nay, có khoảng 50 trường hợp cùng có triệu chứng ngộ độc thực phẩm giống nhau như đau bụng, sốt, nôn ói.
Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ

Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ

(LĐTĐ) Chiều 3/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam tổ chức chương trình gặp mặt ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam và ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ. Chương trình nhằm ôn lại truyền thống, ghi nhận những đóng góp của gần 2.900 cán bộ, viên chức, người lao động toàn ngành đang ngày đêm quan trắc và theo dõi mọi diễn biến khí tượng, thủy văn, hải văn để truyền tin, dự báo, cảnh báo kịp thời đến cộng đồng.
Chính phủ sẽ trình cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024

Chính phủ sẽ trình cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ 1/7/2024.
TP.HCM: Báo động tỷ lệ học sinh bị thừa cân, béo phì, tật khúc xạ

TP.HCM: Báo động tỷ lệ học sinh bị thừa cân, béo phì, tật khúc xạ

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, số lượng học sinh thuộc thể trạng thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ hơn 32%, bệnh khúc xạ về mắt chiếm tỷ lệ gần 29%.
Lan tỏa phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

Lan tỏa phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” đã thật sự lan tỏa rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.

Tin khác

Lợi thế nhân đôi của bất động sản gần sông, hồ

Lợi thế nhân đôi của bất động sản gần sông, hồ

(LĐTĐ) Khi quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, quỹ đất trở nên hạn hẹp hơn thì các dự án gần sông, hồ với cảnh quan xanh mát sẽ ngày càng trở nên khan hiếm.
Sơn Tây tổ chức đấu giá đất ở tại khu đô thị HUD

Sơn Tây tổ chức đấu giá đất ở tại khu đô thị HUD

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, ngày mai (30/9) 10 thửa đất tại khu đô thị HUD - Sơn Tây, phường Trung Hưng sẽ được tổ chức đấu giá.
Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 do Quốc hội tổ chức mới đây, trong phiên thảo luận Chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, vấn đề nhà ở xã hội đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Chuẩn bị đấu giá 3 khu đất "vàng" ở Đồng Nai

Chuẩn bị đấu giá 3 khu đất "vàng" ở Đồng Nai

(LĐTĐ) Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định đưa ra đấu giá 3 khu đất ở vị trí đắc địa tại huyện Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Nhiều người rao bán căn hộ, “tháo chạy” khỏi chung cư mini

Nhiều người rao bán căn hộ, “tháo chạy” khỏi chung cư mini

(LĐTĐ) Sau vụ cháy thương tâm tại chung cư mini ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều người đang sở hữu các căn hộ ở chung cư mini đã rao bán “cắt lỗ”, tuy nhiên người mua cũng không mấy mặn mà.
Hàng quán tại Vinhomes Ocean Park 1 tấp nập do đâu?

Hàng quán tại Vinhomes Ocean Park 1 tấp nập do đâu?

(LĐTĐ) Chính thức đi vào vận hành được gần 5 năm, Vinhomes Ocean Park 1 đã trở thành một thiên đường sống - ẩm thực - mua sắm - giải trí hấp dẫn tại phía Đông Hà Nội của cộng đồng hơn 60.000 cư dân và hàng nghìn du khách. Quy mô dân số “khủng” và có tiềm năng gia tăng gấp nhiều lần đã trở thành động lực thúc đẩy cho nền kinh tế tiêu dùng nơi đây.
Nhiều rủi ro, dễ tranh chấp, vì sao người dân vẫn muốn mua chung cư mini?

Nhiều rủi ro, dễ tranh chấp, vì sao người dân vẫn muốn mua chung cư mini?

(LĐTĐ) Bất chấp những tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về tính pháp lý, an ninh trật tự, cháy nổ… thế nhưng tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, chung cư mini vẫn là một trong những lựa chọn “hàng đầu” của nhiều người dân. Vì sao lại có nghịch lý này?
Huyện Mê Linh sẽ đấu giá gần 1.500 thửa đất trong thời gian tới

Huyện Mê Linh sẽ đấu giá gần 1.500 thửa đất trong thời gian tới

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mê Linh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất ở năm 2023 và những năm tiếp theo… Dự kiến trong 2 năm tới, huyện Mê Linh sẽ tổ chức đấu giá gần 1.500 thửa đất nhằm chủ động nguồn thu cho ngân sách và dành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội vẫn “neo” ở mức cao

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội vẫn “neo” ở mức cao

(LĐTĐ) Ghi nhận từ thị trường bất động sản ở Hà Nội thời gian qua cho thấy, bất chấp việc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lãi suất và các chính sách thắt chặt tín dụng, giá căn hộ chung cư mới mở bán vẫn “neo” ở mức tương đối cao. Trong khi đó, các phân khúc khác đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải cắt lỗ…
TP.HCM: Khẩn trương và chủ động gỡ khó cho dự án bất động sản

TP.HCM: Khẩn trương và chủ động gỡ khó cho dự án bất động sản

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang khẩn trương và chủ động thực hiện hàng loạt giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động