Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỷ USD
Vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội tăng mạnh Vốn đầu tư nước ngoài 10 tháng năm 2022 ước tính đạt 17,45 tỷ USD Một doanh nghiệp ở Long An thưởng Tết Nguyên đán mức cao nhất gần 5,7 tỷ đồng/người |
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tổng vốn đăng ký hơn 36,6 tỷ USD thì vốn đăng ký mới đạt gần 20,19 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ. Số dự án đăng ký mới cũng đạt 3.188 dự án, tăng 56,6%. Như vậy, cả dự án mới và vốn đăng ký mới đều tăng mạnh. Đây là một điểm sáng rất đáng ghi nhận.
Năm 2023, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 23,18 tỷ USD. (Ảnh minh hoạ) |
Năm 2023 cũng ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14% so với cùng kỳ), với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD.
Tổng hợp của Cục Đầu tư nước ngoài nêu rõ, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai.
Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước trong năm 2023.
Nếu tính theo địa bàn, TP.HCM là quán quân thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2023, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,85 tỷ USD. Tuy nhiên, vốn đầu tư của TP.HCM chủ yếu theo phương thức góp vốn, mua cổ phần. Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,26 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình…
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD. Các ngành sản xuất, phân phối điện; tài chính - ngân hàng xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD và gần 1,56 tỷ USD...
Xét về đối tác, trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2022. Nhật Bản đứng thứ hai với gần 6,57 tỷ USD.
Trong khi đó, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 27,8%).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40