Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân

Thông báo nêu rõ, sau khi nghe Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp báo cáo kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, phương hướng đến hết nhiệm kỳ và ý kiến phát biểu của đại diện lãnh đạo các cơ quan, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu kết luận buổi làm việc.

Theo đó, trong gần 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã giành nhiều thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đời sống xã hội của người dân không ngừng được nâng cao về vật chất và tinh thần.

Nước ta đã hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, cơ bản điều chỉnh tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; tạo nền tảng pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước...

Bên cạnh kết quả tích cực, công tác hoàn thiện thể chế, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện pháp luật vẫn còn tồn tại, hạn chế. Cụ thể là một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ, hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao.

Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi; các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, có quy định chưa rõ ràng, rườm rà, cản trở việc thực thi. Bên cạnh đó, dấu hiệu bị tác động, "lợi ích nhóm" trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật là đáng lo ngại, gây ra thiệt hại, thậm chí tạo khúc quanh đối với phát triển...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật
Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh kỷ niệm với lãnh đạo, cán bộ, công chức ngành Tư pháp.

Cũng theo Thông báo, từ Đại hội XI đến nay, Đảng ta đều xác định đột phá về thể chế, với trọng tâm pháp luật là đột phá chiến lược, có ý nghĩa then chốt để nắm bắt cơ hội, khơi thông, huy động mạnh mẽ nguồn lực cho phát triển, chăm lo cho nhân dân.

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, sớm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng đã đề ra, công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn nóng bỏng đang đòi hỏi ở tầm cao mới, thật sự tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển, Tổng Bí thư yêu cầu cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt một số nội dung.

Thứ nhất là đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"...

Mục tiêu của các quy định pháp luật là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; duy trì, bảo đảm trật tự xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm công bằng, bình đẳng, thích ứng với sự phát triển của xã hội; minh bạch, dễ tiếp cận; mang tính hệ thống và chặt chẽ; góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, hài hoà, phát triển.

Việc xây dựng Chương trình xây dựng pháp luật hằng năm cần bám sát 2 yêu cầu: Phải trên cơ sở thực tiễn phát triển của Việt Nam và thể chế hoá đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng; tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới (cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…).

Trong xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, tuyệt đối không để xảy ra lợi ích nhóm, tác động pháp luật, để lọt, đánh giá không toàn diện yếu tố an ninh, gây tác động tiêu cực đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia.

Đổi mới mạnh mẽ quy trình xây dựng pháp luật với 3 bảo đảm: Bảo đảm dân chủ, minh bạch, kịp thời, khả thi, hiệu quả, dễ áp dụng trên thực tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao "năng suất và chất lượng" xây dựng pháp luật; Bảo đảm đánh giá tác động chính sách thực chất; Bảo đảm thực hiện cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các đối tượng chịu tác động là người dân, doanh nghiệp, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách và các quy định pháp luật...

Phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng, thi hành pháp luật

Thứ hai là phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng, thi hành pháp luật; tập trung hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cải cách tối đa thủ tục hành chính.

Phải coi việc lãnh đạo thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và lãnh đạo công tác thi hành pháp luật để bảo đảm thượng tôn Hiến pháp, pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức Đảng, của mỗi đảng viên, trước hết là cấp ủy, tổ chức Đảng, đảng viên trong Bộ, ngành Tư pháp.

Thứ ba là nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, cụ thể: Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tập trung xây dựng văn hoá tuân thủ pháp luật, trước hết là trong cán bộ, đảng viên và cán bộ, đảng viên ngành Tư pháp.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả pháp luật sau ban hành; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và xây dựng cơ chế hữu hiệu để chủ động phát hiện, tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật.

Hoàn thiện quy định giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật theo hướng ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, cơ sở giải thích, áp dụng pháp luật để bảo đảm sức sống của pháp luật, thay vì thường xuyên thay đổi pháp luật.

Thứ tư là phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, thành thạo chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

Thường xuyên sàng lọc, thay thế, chuyển đổi vị trí công việc đối với những cán bộ, công chức tham mưu xây dựng pháp luật có biểu hiện động cơ không trong sáng, có dấu hiệu gây khó khăn, cản trở.

Thứ năm là nâng cao vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong tham gia xây dựng thể chế và pháp luật quốc tế, nâng cao trách nhiệm phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, xử lý hiệu quả các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, kịp thời bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước Việt Nam.

Về các kiến nghị, đề xuất của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, thống nhất đưa vào Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 nội dung nghiên cứu xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về "Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới".

Nhất trí về chủ trương cần quan tâm, đầu tư thích đáng, có cơ chế tài chính đặc thù cho công tác pháp luật và chuyển đổi số trong lĩnh vực này; có chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật.

Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao và có cơ chế điều động, luân chuyển cán bộ, công chức của Bộ, ngành Tư pháp đi địa phương để bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Các cấp ủy địa phương quan tâm phân công cấp ủy viên phụ trách công tác tư pháp và cơ cấu Giám đốc Sở Tư pháp tham gia cấp ủy cấp tỉnh.

Thông báo cũng nêu rõ, Tổng Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, đề xuất của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Trụ trì Chùa Yên Phú thuộc xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã bàn giao 1.188,2m2 đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội để thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên Đào Thị Kim Lành - Công đoàn Trường Mầm non Tân Phương, huyện Ứng Hòa.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính

Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học với chủ đề "Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính" được tổ chức nhằm tạo diễn đàn khoa học cho đoàn viên Công đoàn Học viện Tài chính nghiên cứu, phân tích, trao đổi các nội dung lý luận và thực tiễn về vai trò, vị trí, sứ mạng của tổ chức Công đoàn trong xây dựng và phát triển tổ chức, đơn vị trong điều kiện mới.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị ra mắt Công đoàn cơ sở (CĐCS); ký kết chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động năm 2024 - 2025; tặng quà cho con đoàn viên học giỏi và trợ cấp cho giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn năm 2024.
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Bộ Nội vụ đề xuất, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Tin khác

Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Bộ Nội vụ đề xuất, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Nghệ An thu hút được 750 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 10 tháng năm 2024

Nghệ An thu hút được 750 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An để khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cần làm ngay với ngành Giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cần làm ngay với ngành Giáo dục

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tại đây, Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cần làm ngay với ngành Giáo dục.
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Nguyễn Doãn Anh đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh.
Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận nội dung thảo luận về Luật Công chứng (sửa đổi), với quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị xây dựng 2 phương án để lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Đã đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đã đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đất nước bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, ngày 15/11, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn nhấn mạnh, đến thời điểm này đã hội tụ đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, tạo vận hội để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh, vươn lên, vươn nhanh.
Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh

Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh

(LĐTĐ) Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh, giữ ổn định mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật hiện hành.
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.
Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động