Tòa án nhân dân Tối cao: Không bỏ lọt án tham nhũng

(LĐTĐ) Để nâng cao hiệu quả hoạt động trong năm 2022, Tòa án nhân dân Tối cao đã đề ra 6 nhóm giải pháp, trong đó có tăng cường công khai, minh bạch và sự giám sát của nhân dân đối với Tòa.
Ông Tất Thành Cang lĩnh án 10 năm tù Ông Tất Thành Cang bị đề nghị mức án 12-14 năm tù Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Xét xử hàng loạt vụ án liên quan tới tham nhũng

Theo báo cáo của Tòa án nhân dân Tối cao, trong năm 2021, các Tòa án thụ lý 537.577 vụ việc, đã giải quyết được 436.660 vụ việc (đạt 81,2%). Số vụ việc đã thụ lý giảm 64.675 vụ việc, đã giải quyết giảm 107.944 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án là 0,81% (giảm 0,25%), đáp ứng yêu cầu Quốc hội đề ra.

Về giải quyết các vụ án hình sự, bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật; đặc biệt đã xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện như: Vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại Dự án Ethanol Phú Thọ, vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường, Công ty Gang thép Thái Nguyên,… Trong năm 2021, ngành Tòa án đã đưa ra xét xử 136 vụ, với 177 bị cáo liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.

Về giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự.

Tòa án nhân dân Tối cao: Không bỏ lọt án tham nhũng
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty gang thép Thái Nguyên.

Các Tòa án đã tích cực triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Tính đến ngày 30/9/2021, các Tòa án nhận được 197.279 đơn khởi kiện đủ điều kiện tiến hành hòa giải, đối thoại; trong đó, các đương sự đồng ý hòa giải, đối thoại là 28.004 đơn, đã hòa giải, đối thoại thành 13.279 vụ việc, đạt 58,31%. Tuy nhiên, do luật mới có hiệu lực và ảnh hưởng của dịch bệnh nên cũng làm hạn chế đến kết quả hòa giải.

Đặc biệt, đối với giải quyết các vụ án hành chính, các Tòa thụ lý hơn 10.700 vụ; đã giải quyết gần 5.700 vụ (đạt tỷ lệ hơn 53%). Tính đến ngày 30/9/2021, không có vụ án để quá hạn luật định do nguyên nhân chủ quan, không có bản án, quyết định hành chính phải giải thích hoặc kháng nghị do tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án.

Về giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, chất lượng trả lời đơn được bảo đảm. Việc kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Cấp cao được thực hiện thận trọng, chặt chẽ, có căn cứ, đúng pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng, tuân thủ đúng thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật, bảo đảm có căn cứ, khách quan, thận trọng và trách nhiệm. Các Tòa án đã giải quyết 4.942/5.211 đơn khiếu nại quyết định tố tụng và hành vi tố tụng, đạt 94,8%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tòa án nhân dân Tối cao cũng chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót trong năm qua. Cụ thể, tỉ lệ giải quyết các loại vụ việc và tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đạt chỉ tiêu của tòa án đề ra. Tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của tòa vẫn còn cao. Còn để quá hạn giải quyết nhiều vụ việc do nguyên nhân chủ quan của tòa; chưa khắc phục triệt để việc tuyên không rõ…

Cạnh đó, tổ chức bộ máy chưa thực sự tinh gọn, cơ cấu đội ngũ công chức Tòa án nhân dân các cấp còn thiếu. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc ở nhiều đơn vị, đặc biệt là cấp huyện còn khó khăn. Một số công chức Tòa án chưa chấp hành nghiêm kỷ luật công vụ dẫn đến bị xử lý kỷ luật…

Nguyên nhân của những hạn chế trên xuất phát từ tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho Tòa khi thực hiện nhiệm vụ. Mỗi năm trung bình Tòa thụ lý hơn 600.000 vụ việc, trong khi số lượng biên chế chưa đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu; chế độ, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng...

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Tòa án nhân dân Tối cao đã đề ra sáu nhóm giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể gồm: Các nhóm giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các tòa; xây dựng, hoàn thiện thể chế; tổ chức, cán bộ; tăng cường công khai, minh bạch và sự giám sát của nhân dân đối với tòa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của tòa; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện các mặt công tác của Tòa.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nêu phương án tiếp tục khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nêu phương án tiếp tục khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Tại phiên tòa sáng 25/7, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã trình bày một số phương án để tiếp tục khắc phục hậu quả của vụ án.
Ông Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân đủ để khắc phục hậu quả

Ông Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân đủ để khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Chiều 23/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi của đại diện Viện Kiểm sát và luật sư đối với các bị cáo trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Chiều 23/7, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi. Trả lời tại Tòa bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ bị cáo Quyết) đồng ý dùng các tài sản chung đang bị kê biên để khắc phục hậu quả vụ án cho chồng.
Cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm

Cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm

(LĐTĐ) Trả lời xét hỏi, các cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đều thừa nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội.
Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty

Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty

(LĐTĐ) Chiều muộn 22/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành thẩm vấn các bị cáo trong vụ thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC. Nhiều bị cáo khai, được nhóm lãnh đạo thân cận ông Quyết tới "nhờ" đứng tên các công ty hoặc cho mượn chứng minh nhân dân để mở tài khoản chứng khoán.
Tòa án dựng nhà bạt, triệu tập hơn 30.000 bị hại đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Tòa án dựng nhà bạt, triệu tập hơn 30.000 bị hại đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết

(LĐTĐ) Ngoài bố trí phòng xét xử chính, Tòa án cũng bố trí thêm hội trường và khu vực sân cơ quan (dựng nhà bạt) để các bị hại, người liên quan tham gia phiên tòa theo hình thức trực tuyến.
Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

(LĐTĐ) Ngày 22/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) cùng 49 bị cáo liên quan ra xét xử sơ thẩm về các tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Thao túng thị trường chứng khoán", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
Xét xử “đại án” Cục Đăng kiểm Việt Nam

Xét xử “đại án” Cục Đăng kiểm Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 18/7, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến hàng loạt sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm đăng kiểm và Chi cục đăng kiểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các địa phương khác.
Xét xử thêm đối tượng trong đường dây đánh bạc trực tuyến Baccarat

Xét xử thêm đối tượng trong đường dây đánh bạc trực tuyến Baccarat

(LĐTĐ) Ngày 12/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Lê Trọng Nghĩa (sinh năm 1981, ở quận Hà Đông, Hà Nội) mức án 6 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc". Nghĩa là bị cáo liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc bằng hình thức cá cược trên mạng, thu lời bất chính 30 tỷ đồng.
Cảnh báo mạo danh ngân hàng, hướng dẫn người dùng xác thực sinh trắc học

Cảnh báo mạo danh ngân hàng, hướng dẫn người dùng xác thực sinh trắc học

(LĐTĐ) Lợi dụng chính sách yêu cầu cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến, các đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi mạo danh cán bộ làm việc tại ngân hàng, chủ động liên hệ với nạn nhân nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động