Tổ quốc, nhìn từ biển…

Việt Nam ta, “đất nước bên bờ sóng” với hàng ngàn đảo lớn, đảo nhỏ, những cái tên Trường Sa, Hoàng Sa luôn gợi trong lòng người Việt những tình cảm thiêng liêng, xa xôi đấy mà lại vô cùng gần gụi...

Cái giá của hòa bình

Nhìn lại lịch sử nước nhà, trong 14 cuộc xâm lược của ngoại bang được ghi lại cụ thể thì có đến 10 cuộc được tấn công bắt đầu từ đường biển. Tổ quốc ta có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa phía Nam từ lâu đã thành vị trí tiền tiêu, tạo thành vòng cung án ngữ bảo vệ phía Đông đất nước. Bán đảo Cam Ranh là điểm nối đất mẹ với vòng cung trên có một vị trí thật quan trọng, không chỉ trong chiến lược quốc phòng mà còn đối với cả mục tiêu kinh tế.

Từ ngày 2/5/2002, căn cứ quân sự Cam Ranh được chuyển một phần mục đích sử dụng thành một cơ sở dân sự với Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh về Nha Trang chưa đầy 1 tiếng, với hơn 40 km đường ven biển đẹp như tranh vẽ. Đi từ đường 1 vào lối qua cầu Long Hồ vẫn còn đó một bốt gác không sử dụng như một chứng tích chuyển giao giữa thời chiến và thời bình.

Chúng tôi đến Bộ chỉ huy Vùng 4 Hải quân, để lại phía sau là TP. Nha Trang đầy nắng và gió. Vừa đi vừa ngẫm nghĩ, có lẽ ít ở nơi đâu trên đất nước này, sự phồn thịnh, náo nhiệt của những hoạt động kinh tế, du lịch lại hòa hợp một cách tự nhiên với sự nghiêm cẩn, cảnh giác của những vị trí quốc phòng như nơi đây vậy.

Ai đã đến sân bay quốc tế Cam Ranh để vào TP. Nha Trang xin dừng lại dù chỉ một chút trước tượng đài bên đường gần đó để ngẫm về cái giá của hòa bình. Hai bên tượng đài Cam Ranh có những tấm bia ghi danh 44 quân nhân Liên Xô/Nga và 176 cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh tại Cam Ranh và khu vực miền Trung vì hoà bình và ổn định khu vực. Đứng đầu danh sách bên phía Việt Nam là các liệt sĩ anh hùng lực lượng vũ trang đã hy sinh sáng ngày 14/3/1988 khi bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại khu vực các bãi, đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao: Anh hùng, liệt sỹ trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146; anh hùng, liệt sỹ, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thuyền trưởng tàu HQ 604; anh hùng, liệt sỹ, Thiếu úy Trần Văn Phương, Chỉ huy phó đảo Gạc Ma, Thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ... Họ đã chiến đấu, hy sinh vì chủ quyền dân tộc, bảo vệ từng thước đất cha ông với tất cả lòng kiêu hãnh dân tộc biến thành ý chí kiên cường “còn người, còn đảo”...

27 năm trôi qua rồi nhưng như còn đâu đây tiếng hô của Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi hy sinh: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, để máu của chúng ta tô thắm cờ truyền thống". Tổ 3 người gồm anh và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh đã lấy máu của mình để bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên bãi đá Gạc Ma. 64 người anh hùng đã ngã xuống ở Gạc Ma cùng tuổi trẻ và lòng yêu nước vì biển đảo quê hương. Và Trường Sa cho đến nay rồi cả sau này vẫn mãi là tiền tiêu giữ chủ quyền đất nước, là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân ra khơi...

Lại chợt nghĩ, trong các tour du lịch Nha Trang sao không thể có chương trình tưởng nhớ những chiến sĩ đã ngã xuống vì chủ quyền dân tộc nhỉ? Để trong những chuyến du lịch đầy những nụ cười ấy có thêm những giọt nước mắt tưởng nhớ. Những giọt nước mắt ấy quý biết chừng nào khi thanh tẩy tâm hồn, để mỗi người hiểu rõ hơn cái giá của những nụ cười giữa thành phố du lịch đầy nắng và gió này. 

Những người giữ cho “biển lặng”

Chuẩn Đô đốc, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân Đặng Minh Hải cùng những người lính của mình niềm nở tiếp đón chúng tôi như những người thân trong nhà. Gặp các anh và đến các đơn vị, xuống tàu thăm các chiến sĩ, mỗi người trong đoàn đều cảm nhận như được họ truyền sang mình ngọn lửa nhiệt huyết, được truyền sang tình yêu biển đảo luôn tràn đầy trong mỗi người lính biển.

Dân tộc Việt đang vươn ra biển lớn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Các anh đang giữ cho “biển lặng” để bà con ngư dân ta và các ngành nghề khác vươn khơi, bám biển. Thượng tá Thắng, chỉ huy Lữ đoàn phòng vệ biển đảo hồn nhiên kể những lần Hải quân, cảnh sát biển ta đối mặt với sự thù địch, những lần xua hàng chục tàu cá nước ngoài vào biển của mình khai thác với nụ cười hiền khô như kể về những chuyến ra khơi, vào lộng. Tôi thật sự xúc động khi nghe anh khẳng định, lính Hải quân nhất định bảo vệ được biển đảo của Tổ quốc. Sức mạnh ấy không hẳn từ vũ khí, khí tài, tàu nổi, tàu ngầm hiện đại, bởi nước ta nhỏ và còn nghèo, sao đọ được với nước lớn về tàu nhỏ, tàu to.

Chuẩn Đô đốc Hải giải thích rõ hơn: “Sức mạnh của chúng tôi là tựa lưng vào Đất Mẹ với cả một dân tộc khát khao hòa bình, ổn định và phát triển đứng bên”. Vâng, khát khao ấy chở nặng chiều dày lịch sử với triết lý “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo” đã được cụ Nguyễn Trãi tổng kết.

Nhân nghĩa và trí nhân ấy không chỉ trong cư xử giữa con người với con người mà với cá biển, chim trời. Dạo cuối năm, tàu HQ-641 đang làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam đã phát hiện một con cá voi nặng khoảng 7 - 8 tấn, bị lưới cuốn trên thân thể, trong tình trạng đã kiệt sức và đang trôi dạt ở Bãi Cạn, phía Tây đảo An Bang, thuộc quần đảo Trường Sa. Ngay lập tức, bộ đội Hải quân trên tàu đã tổ chức cứu vớt, rồi dùng công cụ mang theo để cắt lưới, cứu con cá voi bị mắc nạn. Sau vài giờ, chú cá voi đã được trở lại biển cả mênh mông một cách  an toàn.

Ở đảo Sinh Tồn Đông có từng đàn chim nhạn qua bao mùa mưa nắng đã trở nên thân thiết, cùng bầu bạn và gần gũi bên những người lính Hải quân để vượt qua sóng gió khắc nghiệt của đại dương. Trên đảo có những hàng cọc bê tông dùng để chắn sóng, nhưng lính ta "sáng tạo" đặt thêm những khay cát phía trên cho chim làm tổ.

Ở một nhà giàn DK1 giữa biển cả mênh mông chỉ có tổ 3 người cùng một chú chó đem ra từ đất liền. Bão tố khiến tàu tiếp tế không ra được và nước ngọt, lương thực dần cạn kiệt. Để cầm cự, tổ ba người họp quyết định hy sinh chú chó. Anh tổ trưởng vừa khóc vừa thả chó xuống chân nhà giàn. Đêm đến, chú chó nhỏ lại quay về sũng sịu nước rúc vào lòng những người lính... 

Trường Sa trong mỗi trái tim

Những con tàu từ Cam Ranh vẫn đều đặn ra đảo xa và nhà giàn DK1. Trên những chuyến tàu ấy chở nặng cả tình cảm yêu thương từ đất liền. Trung tá thuyền trưởng một trong những con tàu vận tải quân sự hiện đại nhất là một chàng trai trẻ quê Thái Bình nhìn chúng tôi nói như rút từ gan ruột : “Nước mình còn nghèo và nhân dân giao cho chúng em cả một khối tài sản lớn nên chúng em phải biết giữ gìn và phát huy hiệu quả. Cả nước vì Trường Sa và anh em cán bộ chiến sĩ Hải quân cũng phải vì cả nước”.

Tôi đứng trên mũi tàu hiện đại ấy nhìn ra biển cả. Trời và sóng mênh mông, ngằn ngặt. Từ đây ra Trường Sa phải mất mấy ngày, nhưng những Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Song Tử Tây, Cô Lin... của huyện đảo Trường Sa như đang đập trong trái tim mình.

Phía đường chân trời xa kia như đang vọng lại tiếng đánh vần, tiếng hát của các cháu nhỏ học sinh Trường tiểu học Song Tử Tây :“Song Tử Tây bốn bề sóng vỗ/đảo nhỏ thêm yêu, xanh một góc trời/ánh điện sáng đêm về như phố/nổi bật một ngôi chùa linh thiêng giữa mây trời” (lời bài hát của nhạc sĩ Đức Trịnh). Tiếng hát ấy, tiếng đánh vần bi bô ấy giữa biển cả mênh mông là lòng kiêu hãnh về Tổ quốc mình mà với tôi, âm hưởng hay hơn bất cứ tiếng nhạc xập xình nào trong các quán bar, sàn nhảy.

Sóng vẫn vỗ và trên ngàn con sóng ấy đang có bao tàu thuyền của bà con ta từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... ra khơi. Trên ngàn con sóng ấy đã bao lần đưa những chiếc xuồng CQ (chủ quyền) của Hải quân ta tuần tra, xua đuổi tàu nước ngoài, bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền...

Tháng Chạp, tháng Giêng, khi mùa mưa sắp qua đi, Xuân mới đang gõ cửa mỗi gia đình Việt cũng là lúc hoa bàng vuông Trường Sa nở rộ. Hoa bàng vuông chỉ nở vào ban đêm, từ từ từng cánh vươn mình bật ra khỏi đài hoa, nhụy hoa khi nở bung ra màu trắng, dần chuyển sang màu tím biếc. Với người lính canh giữ biển đảo, hoa bàng vuông nở báo hiệu mùa Xuân đến, làm ấm lòng người chiến sĩ xa gia đình ra nơi đầu sóng ngọn gió.

Cả nước hướng về biển đảo và trái tim những người lính Hải quân vẫn tựa vào đất mẹ với những nỗi nhớ rất đời. Xin trích lại bài thơ tặng vợ của Chuẩn Đô đốc Đặng Minh Hải như một lời kết cho bài viết này:

“Tháng 3 về trên quần đảo Trường Sa

Nơi đảo nhỏ Sinh Tồn quanh năm sóng nổi

Anh sống trong niềm vui tình đồng đội

Riêng một góc hồn đau đáu nhớ thương em

Anh ước ở nhà để được bên em

Được đi chợ mua hàng nấu cơm giặt giũ

Hay đọc sách em nghe những lúc con say ngủ

Ước, ước gì, ước nhiều lắm em ơi…

Nơi đảo xa bao thương nhớ đầy vơi

Anh vẫn vững vàng dù phong ba bão tố

Có tình yêu em tiếp sức cho anh đó

Cảm ơn đời dành em tặng cho anh”.

Theo báo Đầu tư Bất động sản

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.

Tin khác

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, ngày 4/5, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Xem thêm
Phiên bản di động