Tín ngưỡng thờ Mẫu được chính thức vinh danh là Di sản thế giới
![]() | Hà Nội phối hợp xây dựng Hồ sơ đa quốc gia Nghệ thuật Sơn mài trình UNESCO |
![]() | Công bố 17 di sản văn hóa phi vật thể mới của quốc gia |
![]() | Nhiếp ảnh gia Mỹ ra sách về phong tục Hầu đồng |
![]() |
Nghi lễ Hầu đồng qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia người Mỹ Tewfic El-Sawy. |
Hồ sơ “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” là một trong 18 hồ sơ quốc gia được UNESCO xét vinh danh lần này. Trước đó, sau khi đệ trình lên UNESCO vào đầu năm 2014, hồ sơ này được chuyển sang phiên xét duyệt ở năm 2016, với lý do Việt Nam không còn thuộc nhóm quốc gia được UNESCO ưu tiên xét duyệt (chưa có, hoặc có rất ít danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể cấp thế giới).
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt gắn liền với nhiều hình tượng phụ nữ là các nhân vật lịch sử hoặc được lịch sử hóa như Thánh mẫu Liễu Hạnh, Quốc mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu (tương truyền là người mẹ của Thánh Gióng), Linh Sơn Thánh Mẫu... Tín ngưỡng dân gian thuần Việt này đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, hướng tới cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn.
![]() |
Ảnh về nghi lễ hầu đồng trong cuốn sách ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ Tewfic El-Sawy. |
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương, trong đó Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu. Thông qua việc kết hợp các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ hội, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” như một “bảo tàng sống” lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt.
Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu chủ yếu được cộng đồng biết tới qua khái niệm "hầu đồng" - hình thức diễn xướng chủ yếu của tín ngưỡng này. Thực tế, trong quá khứ, cũng đã có một thời gian dài tín ngưỡng thờ Mẫu và diễn xướng hầu đồng không được phép vận hành vì các biến tướng liên quan tới dị đoan.
Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, tín ngưỡng này đã được nhìn nhận với quan điểm đa chiều hơn. Trong đó, những yếu tố về văn hóa truyền thống, âm nhạc và nghệ thuật diễn xướng được giới chuyên môn đánh giá khá cao.
Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại thứ 11 mà Việt Nam sở hữu. 10 danh hiệu trước đó thuộc về: Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca quan họ, Ca trù (đều trong năm 2009), Hội Gióng (2010), Hát xoan Phú Thọ (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh (2014) và Nghi thức kéo co (2015).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”
Tin khác

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm
Văn hóa 29/03/2025 15:53

Nắng xuân gọi những yêu thương
Văn hóa 29/03/2025 10:07

Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Văn hóa 24/03/2025 18:28

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025
Văn hóa 22/03/2025 06:32

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng
Văn hóa 20/03/2025 14:20

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố
Văn hóa 20/03/2025 11:18

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn
Văn hóa 18/03/2025 11:25

Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!
Văn hóa 18/03/2025 08:02

"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô
Văn hóa 16/03/2025 20:42

Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ
Văn hóa 16/03/2025 18:39