Tìm về ngôi làng 991 năm tuổi...
Người phụ nữ gói miền ký ức ở mảnh đất Kinh kỳ | |
Lòng vẫn nhớ về Hà Nội... | |
Tinh túy đất kinh kỳ |
Con trai vua làm Thành Hoàng làng
Cổ Nhuế được người ta gọi là ngôi làng của những truyền thuyết. Từ bao đời nay, những truyền thuyết về làng đã in đậm từ thời thơ ấu, nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu và bản lĩnh cho biết bao người dân nơi đây. Khi đã lớn lên rồi, có kiến thức và suy luận dù biết rằng truyền thuyết chỉ là câu chuyện huyền diệu, đôi khi phi thực tế, nhưng họ vẫn mãi ôm ấp, truyền tai nhau như một cách để lưu giữ về cội nguồn.
Đình Hoàng, nơi thờ Thành Hoàng Làng – Đông Chinh Vương |
Tên nôm đầu tiên của Cổ Nhuế là Noi hay người ta còn gọi là làng Kẻ Noi. Về nguồn gốc tên làng Noi, đến nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào đưa ra được lời giải xác thực mà chỉ dựa vào những truyền thuyết xưa cũ. Trong đó có truyền thuyết kể rằng: Vùng đất này xưa kia có nhiều sông ngòi và bãi lầy, dân làng đi lại phải “lội ngòi noi nước” rất khó khăn. Thế là chòm Noi có tên từ đó.
Theo “Thánh tích phổ ký” của làng cũng đã từng ghi lại rằng: Vào tháng 8, mùa thu năm Đinh Mậu (năm 1027), Hoàng tử con Vua Lý Thái Tổ, tên húy là Lực, hiệu là Đông Chinh Vương đã đem quân đi dẹp loạn ở Châu Văn (thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay), có qua làng Noi. Lúc ấy dân làng quỳ ở hai bên đường đón lạy, yết kiến Đông Chinh Vương và xin Vương nhận làm Phúc Thần của dân Ấp, làm Thành Hoàng của làng.
Ngày nay, hội làng vẫn được tổ chức vào ngày 10/2 âm lịch, tính chất hội vẫn theo phong tục truyền thống. |
Thấy dân có lòng thành ngưỡng mộ, Hoàng Vương an ủi, ban cho dân một phần vật phẩm của quân lính dùng khi ra trận, như: Bánh dầy, chè kho, bánh rán…rồi từ biệt thúc quân lên đường chinh chiến. Đến tháng 2 năm Mậu Thìn (1028), năm thứ 19 triều vua Lý Thái Tổ, Đông Chinh Vương thắng trận trở về, dân làng Noi bái yết Vương, chúc mừng thắng trận lại hộ giá về kinh.
Hoàng Vương vào chầu, tấu lên vua rằng: “Con phụng mệnh xuất chinh, nhờ có oai trời của vua cha nên giặc đã bị dẹp tan nhanh chóng. Tất cả những vùng quân của nhà vua đi qua và trở về, dân ra đón tiếp 2 bên đường, gồm 82 làng đều xin Hoàng nhi làm phúc thần địa phương, con đã hứa với 81 làng, còn làng Noi giáp kinh thành thì dân rất nghèo, dân ít, người thưa, lòng con áy náy, cúi xin vua cha soi xét”.
Hoàng Thượng ban chiếu chọn ruộng đất tốt hơn 1600 mẫu ban cho dân làng Noi đời đời lập nghiệp. Lại cho dân làng Noi làm dân “Tạo lệ” (tức là dân được trông nom nhà thờ), miễn tô, miễn thuế. Đông Chinh Vương được vua cho hưởng thực ấp ở làng Noi.
Các cụ trong làng bấy giờ mới dâng sớ xin Vua cho đổi tên làng Noi thành làng Cổ Nhuế theo phiên âm tiếng Hán - Việt từ chữ Kẻ Noi. Tuy nhiên, cái tên Kẻ Noi vẫn tồn tại cùng với Cổ Nhuế cho mãi tới sau này. Cũng từ đó, cứ vào ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch, dân làng đều mở hội ăn mừng chiến thắng. Đến nay vừa tròn 991 năm thành lập làng, cũng là 991 năm hội làng được tổ chức.
Nét đẹp văn hóa vẫn còn được lưu giữ mãi
Theo ông Chu Văn Diễm (Trưởng tiểu Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hoàng): “Hội đình Hoàng được người dân Cổ Nhuế tổ chức hội chính 5 năm một lần với quy mô lớn trên toàn xã, gồm 12 thôn. Nghi lễ gồm: rước kiệu Thánh, rước giá văn, rước Phật đình, rước phướn… Dẫn đầu đoàn rước là đội múa sư tử, múa bồng, trong tiếng trống, tiếng chiêng dồn dập làm cho không khí lễ hội thêm náo nức. Trên kiệu có cỗ ngai chạm khắc vàng son lộng lẫy tượng trưng cho hình ảnh thánh hoàng cùng mâm lễ vật và đèn nến hương hoa ngũ quả”.
Tâm điểm của lễ hội là rước kiệu Thánh vân du. Hành trình của đám rước đi từ đầu làng đến cuối làng, bắt đầu tại đình Hoàng tới chùa Trung Hưng, qua chùa Sùng Quang, qua đền Bà Chúa, chùa Anh Linh, đi đến đâu dâng lễ đến đấy, sau đó rước Thánh hồi cung. Dân làng và khách thập phương nô nức kéo nhau theo đám rước, tiếng nói tiếng cười hoà cùng tiếng trống, tiếng nhạc.
Nhân dân trong xã, người dân các nơi lân cận đổ về lễ bái, làm công đức cầu cho một năm sức khỏe dồi dào, công việc thuận buồm xuôi gió đồng thời tích cực tham gia các hoạt động được tổ chức trong lễ hội như: văn nghệ quần chúng, chơi cờ tướng, chọi gà…
Ngày nay, về thăm làng, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều công trình kiến trúc cổ vẫn còn được lưu giữ như: Ngôi đình làng thờ Đông Chinh Vương (được tôn làm Thành hoàng làng) xây dựng từ thời Lý. Chùa Mốc, chùa Sùng Quang xây dựng từ thời Lý (tương truyền, chùa Sùng Quang do Công chúa Minh Hiến - con Vua Lý Thái Tổ góp tiền xây lên).
Cây cầu đá bắc qua sông Đào chảy qua làng (được xây dựng từ năm 1726), giếng cổ xây bằng đá trong chùa Sùng Quang từ năm 1748. Miếu thờ Túc Trinh Công chúa - con gái Vua Trần Thánh Tông (xây dựng từ thời Trần) cùng các nhà thờ đạo, nhà thờ họ và hàng chục tấm bia đá cổ ghi lại những sự kiện, những dấu ấn lịch sử ở làng Cổ Nhuế xưa.
Mỗi công trình kiến trúc mang một vẻ khác nhau nhưng tất cả đều là “linh hồn” của ngôi làng cổ. Một trong những nét độc đáo trong giao thương mà làng còn lưu giữ lại chính là phiên chợ Noi. Phiên chợ họp vào ngày mồng Một và mồng Sáu Âm lịch. Đây là một trong năm chợ chính trao đổi hàng hóa nông sản ở ngoại thành Hà Nội xưa cùng với chợ Vẽ (Đông Ngạc), chợ Cáo (xã Xuân Đỉnh), chợ Bưởi (phường Bưởi) và chợ Hà Đông (thị xã Hà Đông).
Bắt đầu thập niên 90 thế kỷ XX, làng Cổ Nhuế cũng đã có nhiều thay đổi. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khi xuất hiện các dự án xây dựng các khu đô thị mới. Đất ruộng, ao hồ được chuyển đổi mục đích sử dụng. Và nhà cao tầng dãy nọ nối dãy kia mọc lên. Đất ruộng không còn ruộng. Nhiều gia đình đã bán một phần để xây nhà cao tầng. Làng truyền thống gần như không còn. Tuy nhiên Cổ Nhuế dù trở thành phường vẫn cố gắng giữ văn hóa truyền thống. Các truyền thuyết vốn làm nên tâm thức Hà Nội vẫn được trân trọng.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại, làng Cổ Nhuế ngày nay vẫn rất đẹp, mang nhiều nét rêu phong cổ kính. Theo đường lối của Đảng và Nhà nước, mọi giá trị tinh thần mang tính dân tộc đang được khơi dậy thì hội làng Cổ Nhuế với những ngôi đình, ngôi đền, ngôi chùa có từ thời Lý, thời Trần quả là một món quà quý lịch sử để lại giữa mùa Xuân đổi mới hôm nay. Tính chất lễ hội vẫn theo phong tục truyền thống không bị đô thị hóa, góp phần gìn giữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bay cao con nhé!
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng trong đêm
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản
Tin khác
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Xã hội 25/11/2024 22:05
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Xã hội 25/11/2024 14:34
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43