Sự tinh tế của người Hà Thành qua văn hóa ẩm thực

(LĐTĐ) Hà Nội là mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét văn hóa độc đáo được lưu truyền. Người Hà Nội vốn thanh lịch, tế nhị trong ứng xử. Không những thế, văn hóa ẩm thực của người Tràng An còn đậm nét tinh tế, tao nhã riêng có.
Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội: Không gian văn hóa đậm đà bản sắc Người giữ hồn giò chả Ước Lễ

Độc đáo, tinh tế trong từng món ăn

Có lẽ, nói đến văn hóa ẩm thực của người Hà thành, chúng ta không thể bỏ qua mâm cỗ với những món ăn thật phong phú, đa dạng. Người nội trợ khéo đất Hà thành thường cẩn thận, tỉ mỷ ngay từ khi chọn nguyên liệu để nấu cỗ. Các loại rau củ quả phải tươi ngon. Người nội trợ thường lựa chọn loại súp lơ đơn để món canh có vị ngọt thanh. Gà lễ nguyên con phải đảm bảo mào đẹp, dáng vượng với đuôi vổng lên. Gà chặt bày cỗ là giống gà ri chân lùn.

Sự tinh tế của người Hà Thành qua văn hóa ẩm thực
Mâm cỗ của người Hà Nội thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người phụ nữ đất Hà thành.

Mâm cỗ của người Hà Nội được chuẩn bị rất cầu kỳ tùy theo điều kiện của từng gia đình. Nhà giàu có, khá giả sẽ là cỗ “bát trân” gồm 8 bát và 8 đĩa. Với những gia đình bình dân sẽ bày mâm cỗ đơn giản hơn với 6 bát 8 đĩa, hoặc 4 bát 8 đĩa, cũng có khi chỉ là 4 bát 4 đĩa.

Trong ẩm thực, người Hà Nội “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, việc ăn là để thưởng thức sự tinh tế, thanh tao của từng món ăn chứ không phải chỉ để cho no bụng… Bởi thế, bát đĩa đựng thức ăn của người Hà Nội khá nhỏ, đủ để đựng 1/4 con gà, 6 miếng chả quế, 6 miếng giò lụa… Thậm chí, có đĩa chỉ to bằng chiếc đĩa lót chén trà. Rất hiếm khi đồ ăn được bày trong bát đĩa cỡ đại. Bát bày cỗ phải là bát chiếu yêu (loại bát thắt lại ở phần lưng bát, miệng loe) và đĩa sứ Giang Tây hoặc Bát Tràng, men lam. Đặc biệt, bát và đĩa phải đồng bộ.

Có một điều rất quan trọng, dù cầu kỳ hay giản tiện thì các món ăn cũng được thực hiện chỉn chu, tỉ mỉ thể hiện sự tinh hoa, khéo léo trong tài nghệ nấu nướng của người phụ nữ đất Hà thành. Thức ăn đặt trên đĩa và bát thể hiện sự hài hòa cả về màu sắc, mùi vị nhưng phải đảm bảo sự đẹp mắt, tinh tế. Đĩa gà nếu cúng nguyên con thì sẽ được ngậm bông hồng nhung đỏ, nếu chặt xếp đĩa thì phải đầy đặn, xếp chặt tay, xoay miếng thịt có da lên phía trên, đĩa giò lụa được xếp 6 hoặc 12 miếng theo hình bông hoa vừa đúng miệng đĩa, dưa góp được cắt tỉa hình hoa thật đẹp. Bát bóng thả của người Hà Nội đẹp tựa bức tranh đa sắc màu. Những miếng bóng hanh vàng cắt hình quả trám được xếp quanh bát, phía trên là màu nâu bóng của nấm hương quết mọc, tôm nõn đỏ hồng bên thịt thăn trắng nõn, miếng cà rốt tỉa hoa rực rỡ nằm ở trung tâm bát với đài hoa là những quả đậu hà lan trần chín tới xanh mướt.

Theo thời gian, mâm cỗ truyền thống của người Hà Nội đã có nhiều đổi khác. Nhưng... những điều thuộc về cốt cách, tinh hoa ẩm thực vẫn được các bà các mẹ truyền dạy cho con cháu.

Nét văn hóa thanh lịch trong bữa cơm

Người Hà Nội vốn thanh lịch, tế nhị trong ứng xử, Đặc biệt, văn hóa ứng xử ở mỗi bữa ăn được coi là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phần nào trình độ, phẩm cách của một cá nhân, một gia đình. Bởi vậy, trong mỗi gia đình, những trẻ nhỏ mới lên hai, lên ba tuổi đã được cha mẹ, ông bà dạy cho cách cầm thìa, cầm bát, cách ngồi vào mâm cơm sao cho lịch sự, thể hiện văn hóa ứng xử tinh tế trong bữa cơm gia đình.

Ngay từ nhỏ, trẻ em trong các gia đình đã được bố mẹ dạy cho cách “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Nếu ngồi trên ghế thì phải ngồi trong tư thế thoải mái, thẳng lưng, không được cho chân lên ghế hoặc chống cằm lên bàn. Nếu ngồi trên chiếu thì nên ngồi ở tư thế xếp bằng hoặc đặt 2 chân sang bên hông, không co chân, chống cằm hoặc ngồi xổm.

Trước khi ăn cơm, trẻ em trong gia đình phải có lời mời những người trong mâm theo thứ tự từ già đến trẻ. Khi ăn thì một tay bưng bát cơm, một tay cầm đũa, không được để bát cơm lên bàn rồi cúi đầu xúc cơm. Khi nhai, phải khép miệng kín đáo, tối kỵ kiểu nhai thức ăn nhồm nhoàm. Húp canh cũng phải nhẹ nhàng, không tạo ra tiếng động.

Đũa là vật dụng không thể thiếu mỗi khi dùng bữa của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Dùng đũa sao cho đúng cách cũng trở thành một nét văn hóa rất độc đáo. Đũa phải được cầm nhẹ nhàng bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Khi ăn, không được gắp thức ăn từ đĩa chung đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn và nếu trong bát còn đồ ăn thì không nên gắp tiếp. Trong bữa ăn, tối kỵ việc dùng đũa đảo lộn đĩa thức ăn để tìm miếng ngon cho mình.

Mâm cơm người Hà Nội thường có khá nhiều loại nước chấm. Mỗi món ăn có một loại nước chấm tương ứng. Do đó, các bà các mẹ thường dặn con cháu khi chấm thức ăn phải nhẹ đũa, tránh nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm chung. Nếu muốn gắp thức ăn cho người khác thì phải trở đầu đũa. Khi ăn đã no, muốn dừng bữa, thành viên trong gia đình phải đặt đũa xuống ngay ngắn trước khi xin phép rời mâm. Tránh để đũa kiểu so le, lệch lạc trên mâm.

Với người Hà Nội, bữa cơm gia đình rất quan trọng nên họ thường tạo cảm giác thoải mái và ấm cúng trong suốt bữa ăn. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình đều trò chuyện cùng nhau một cách từ tốn, tránh nói những chuyện căng thẳng dẫn đến tranh cãi trong bữa ăn. Dù nói chuyện nhưng vẫn phải lưu ý điều tối kỵ là tránh việc nói chuyện khi cơm còn đầy trong miệng vì đây được xem như là hành vi thiếu tôn trọng người khác. Khi ăn, người Hà Nội ăn thanh cảnh, cơm chỉ xới bát vơi dưới miệng. Khi xới cơm cho người lớn tuổi phải gạt lớp cơm bên trên để xới chỗ chín mềm.

Những quy tắc ứng xử trong bữa cơm gia đình của người Hà Nội ẩn chứa nhiều đạo lý, thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử tinh tế, khéo léo của người Việt từ bao đời nay. Ngày nay, Hà Nội trở nên sôi động hơn trước. Guồng quay của cuộc sống cuốn mọi người vào vòng xoáy công việc khiến nhịp sống dường như nhanh hơn. Nhưng nét văn hóa xưa kia của người Hà Nội vẫn còn, sự thanh lịch duyên dáng trong chiếc áo dài, sự kính trên nhường dưới trong mỗi bữa ăn gia đình vẫn còn được lưu giữ cùng thời gian.

Có thể nói, văn hóa người Hà Nội xưa và nay không có quá nhiều khác biệt. Có những điều thuộc về cốt cách tinh tế, thanh lịch được truyền qua nhiều thế hệ. Nét thanh lịch trong ẩm thực của người Hà Nội thể hiện rõ nét ở sự nhẹ nhàng, thanh tao trong từng bữa cơm./.

Tường Vy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động