Tìm "lối ra" cho dự án Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm tra toàn diện hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Phát triển không gian xanh tại các đô thị Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang" |
Theo đó, quy mô khu vực thi tuyển ý tưởng quy hoạch có diện tích khoảng 395 ha, nằm phía Đông Nam Xa lộ Hà Nội, thuộc địa bàn phường Long Bình (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) và phường Bình Thắng (thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương).
![]() |
Khu vực thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc. |
Về chức năng, Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc được quy hoạch là công viên lịch sử văn hóa, công viên chuyên đề, du lịch sinh thái, tạo ra một quần thể không gian xanh văn hoá, vui chơi giải trí cho cộng đồng, tiềm năng mang lại nguồn động lực mới cho phân vùng đô thị.
Hình thức thi tuyển quốc tế, đối tượng tham gia dự thi là các công ty, tổ chức hoặc liên danh (2 hay nhiều công ty trong và ngoài nước) hoặc các cá nhân am hiểu lĩnh vực thiết kế quy hoạch, kiến trúc, có kinh nghiệm phát triển dự án, quản lý vận hành công viên, có đủ năng lực hoạt động, uy tín, có kinh nghiệm thực tế liên quan theo quy định. Cơ cấu giải thưởng gồm 1 Giải Nhất (1 tỉ đồng), 1 Giải Nhì (800 triệu đồng), 1 Giải Ba (600 triệu đồng), 2 Giải Khuyến khích (300 triệu đồng/giải). Thời gian tổ chức dự kiến từ tháng 2/2025 đến tháng 5/2025, trong đó nhận hồ sơ đến ngày 13/3 và công bố kết quả dự kiến trong tháng 5/2025.
Trên cơ sở kết quả cuộc thi, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố sẽ phối hợp UBND thành phố Thủ Đức, Ban Quản lý Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc và các đơn vị liên quan tham mưu UBND TP.HCM xem xét, chỉ đạo lựa chọn các nội dung quan trọng, làm cơ sở tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc.
Theo Quyết định số 202 ngày 21/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2040, Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc thuộc phân vùng số 4, định hướng phát triển là công viên công cộng, công viên chuyên đề kết hợp du lịch sinh thái. Đây cũng là khu vực cửa ngõ phía Đông của TP.HCM, kết nối với các khu vực đô thị, công nghiệp tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
Hiện nay, Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc là công viên công cộng, không thu phí, mở cửa cho người dân và du khách tham quan tự do. Sau 20 năm triển khai, dự án này vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch, để xảy ra nhiều tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, quản lý đất đai.
Điểm nóng vi phạm trật tự xây dựng Trước đó vào ngày 17/7/2018, Thanh tra TP.HCM ban hành Kết luận thanh tra số 15/KL-TTTP-P5 về dự án Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc. Theo đó, sau điều chỉnh, dự án có diện tích hơn 402ha, trải rộng trên địa bàn phường Long Bình, quận 9 nay là thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM và phường Bình Thắng, tỉnh Bình Dương với 1.626 hộ dân bị ảnh hưởng. Dự án Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc có 27 dự án thành phần trong đó có 9 dự án đã triển khai, 1 dự án đang triển khai theo hình thức PPP (đối tác công tư). Tổng cộng có 2 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng là dự án đường vành đai Nam, Đền thờ Lễ Thánh Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Theo Thanh tra TP.HCM, từ năm 2003, Ban Quản lý Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc bắt đầu cho các đơn vị thuê mặt bằng để có thêm nguồn kinh phí hoạt động, trong đó có 19 hợp đồng cho 15 đơn vị thuê mặt bằng, thời hạn thuê từ 1 - 5 năm. Việc cho thuê đất kéo dài là không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mục đích sử dụng đất, dẫn tới việc quản lý đất đai manh mún, không tập trung, thiếu chặt chẽ, để xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất đai trái phép. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học
Trật tự đô thị 28/03/2025 15:38

Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1
Trật tự đô thị 27/03/2025 15:23

Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên
Trật tự đô thị 24/03/2025 22:50

Hà Nội: Sẽ phê duyệt 4 đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong tháng 5
Trật tự đô thị 20/03/2025 22:06

Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?
Trật tự đô thị 20/03/2025 11:19

Công viên Thống Nhất tiếp tục được tháo rào
Trật tự đô thị 18/03/2025 16:32

Kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh hàng nghìn m2 đất nông nghiệp biến thành kho bãi
Trật tự đô thị 18/03/2025 13:36

TP.HCM: Cháy nhiều ki-ốt tại chợ Thanh Đa
Trật tự đô thị 18/03/2025 07:13

“Bát nháo” xe khách - Kỳ 4: Hàng nghìn lượt khách lên xuống các “bến cóc” mỗi ngày
Trật tự đô thị 15/03/2025 19:52

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Trật tự đô thị 12/03/2025 10:26