Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

(LĐTĐ) Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.
Đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân Tập trung đầu tư hệ thống y tế cơ sở, để thích ứng an toàn với Covid-19 Nếu không có chính sách phù hợp, 10 - 15 năm nữa trạm y tế không có bác sĩ

Triển khai hiệu quả các hoạt động, chương trình y tế

Theo báo cáo của Sở Y tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố cơ bản được kiểm soát, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn Thành phố ghi nhận 745 ca mắc sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (360/0). Ghi nhận 11 ổ dịch, hiện còn 3 ổ dịch đang hoạt động tại thôn Bãi Tháp, Đồng Vân, Tân Hội (huyện Đan Phượng) và phố Huế (quận Hai Bà Trưng).

Hà Nội tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe người dân
Tiến sĩ Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Dịch tay chân miệng ghi nhận 1.472 ca mắc tại 30/30 quận, huyện, thị xã, số mắc tăng so với cùng kỳ 2023; ghi nhận 37 ổ dịch và hiện tại tất cả đã kết thúc hoạt động. Thành phố ghi nhận 116 ca mắc ho gà tại 25/30 quận, huyện, thị xã, số mắc tăng so với cùng kỳ 2023.

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố cũng ghi nhận 3 ca mắc liên cầu lợn, 627 ca thủy đậu, 8 ca uốn ván, 1 ca sởi, 1 ca mắc rubella, 1 ca não mô cầu...

Trước tình hình một số dịch bệnh có xu hướng gia tăng, Sở Y tế đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là đối với công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, phòng, chống dại, tay chân miệng, các bệnh dịch lây từ động vật sang người.

Tại 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã có 55 phòng khám đa khoa, 485/579 (chiếm 83,7%) trạm y tế xã, phường, thị trấn tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tổng số lượt khám bệnh 6 tháng đầu năm 2024 là 1.312.976 lượt, trong đó phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh là 614.549 lượt; trạm y tế là 698.427 lượt.

Thực hiện khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại tại các trạm y tế và phòng khám đa khoa trực thuộc các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã. Kết quả, có tổng số 212.488 lượt khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Các trung tâm y tế tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

Về công tác an toàn thực phẩm, toàn Thành phố có 72.671 cơ sở, trong đó ngành Y tế quản lý 39.882 cơ sở. Duy trì công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn Thành phố tại 100% các xã, phường, thị trấn, 60 tuyến phố văn minh bảo đảm an toàn thực phẩm tại 30 quận, huyện, thị xã; duy trì 20 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát tại 16 quận, huyện.

Cùng với đó, 30/30 quận, huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2024, trong đó tiếp tục duy trì 488 xã, phường, thị trấn đã được công nhận công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2023 và xây dựng kế hoạch thực hiện phấn đấu đạt 100% các xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2024.

Về công tác triển khai thực hiện Đề án 06, Sở Y tế phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, Tập đoàn Viettel nghiên cứu, hiệu chỉnh hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử do Tập đoàn Viettel cung cấp. Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội đã được đánh giá đảm bảo về an ninh mạng, an toàn thông tin (hạ tầng, ứng dụng) theo quy định, đáp ứng yêu cầu kết nối với Cơ sở dữ liệu dân cư và VNeID do Bộ Công an quản lý...

Tại hội nghị, các Trung tâm Y tế đã báo cáo về kết quả thực hiện hoạt động y tế trong những tháng đầu năm 2024; những vướng mắc khó khăn tại đơn vị.

Tiếp tục nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã đạt được. Trong thời gian tới, các quận, huyện, thị xã tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, cần đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để triển khai một cách hiệu quả nhất.

Hà Nội tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe người dân
Toàn cảnh hội nghị.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hưng lưu ý, đối với dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện một số ổ dịch phức tạp, kéo dài, kết quả giám sát tại các ổ dịch cũ vẫn ghi nhận chỉ số nguy cơ, thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa rào là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Chính vì vậy, các địa phương cần tăng cường công tác giám sát dịch, thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để phòng, chống sốt xuất huyết. Tiếp tục phối hợp giám sát công tác vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh tại các trường học, khu vực trọng điểm, khu vực nguy cơ cao dịch bệnh.

Triển khai thực hiện công tác dân số và phát triển thành phố Hà Nội năm 2024 và các đề án, kế hoạch nâng cao chất lượng dân số của Thành phố, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học.

Cùng với đó, các quận, huyện cần làm tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ người dân trên địa bàn.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết: Để làm tốt công tác bàn giao trung tâm y tế 30 quận, huyện, thị xã về UBND quận, huyện, thị xã quản lý từ 1/7/2024, các đơn vị tiếp tục phối hợp với phòng ban chuyên môn của Sở rà soát, hoàn thiện quy trình, thủ tục đảm bảo đầy đủ, chính xác theo quy định; khẩn trương tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, tồn tại của đơn vị trước khi chuyển về quận, huyện quản lý.

Sở Y tế đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Y tế Hà Nội và UNBD các quận, huyện, thị xã trong quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đồng thời, các trung tâm y tế chỉ đạo các trạm y tế xã, phường, thị trấn tiếp tục tổ chức rà soát đối tượng tiêm chủng; duy trì tốt công tác tiêm chủng mở rộng phòng các bệnh nguy hiểm ở trẻ em đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng của các bệnh và tích cực tư vấn người dân cho con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.
Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Được thành lập từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động và yêu cầu của tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội, hơn 30 năm qua, báo Lao động Thủ đô luôn xác định trọng trách và cũng là niềm tự hào là tờ báo của tổ chức Công đoàn để không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vừa phụng sự, vừa đồng hành với tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên chặng đường tiến về phía trước, xây dựng tổ chức Công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh.

Tin khác

Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc cho phép bán thuốc qua mạng

Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc cho phép bán thuốc qua mạng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Một trong những vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm là quy định cho phép kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử.
Làm nghề mổ lợn, bệnh nhân nguy kịch vì nhiễm liên cầu lợn

Làm nghề mổ lợn, bệnh nhân nguy kịch vì nhiễm liên cầu lợn

(LĐTĐ) Sau khi mổ lợn khoảng 3 tiếng, người đàn ông 57 tuổi (ở Yên Bái) rơi vào trạng thái sốt cao, đau bụng, nôn nhiều, sau đó bị sốc nhiễm khuẩn và được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn.
Giáo sư Lê Ngọc Thành làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư chuyên ngành Y học

Giáo sư Lê Ngọc Thành làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư chuyên ngành Y học

(LĐTĐ) Trong hành trình hơn 40 năm gắn bó với ngành y, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thành đã giành cả tâm huyết, trăn trở và đam mê với nghề; sự tận tâm với các thế hệ học trò; sự đồng cảm, thấu hiểu với người bệnh...
Thành phố Hồ Chí Minh: Cảnh báo gia tăng bệnh ho gà ở trẻ em

Thành phố Hồ Chí Minh: Cảnh báo gia tăng bệnh ho gà ở trẻ em

(LĐTĐ) Ngày 20/6, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, tính từ đầu năm 2024 đến nay, số ca bệnh ho gà ghi nhận tại TP.HCM gia tăng so với các năm trước. Đa số là trẻ mắc bệnh là chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh.
Hà Nội triển khai hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội triển khai hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Ngày 18/6, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội tổ chức hội nghị nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác dân số và phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hà Nội ghi nhận thêm 38 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 38 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng. Ngoài ra, kết quả giám sát chỉ số côn trùng nhiều nơi cao trên ngưỡng nguy cơ.
Lan tỏa tinh thần cao đẹp hiến máu nhân đạo

Lan tỏa tinh thần cao đẹp hiến máu nhân đạo

(LĐTĐ) Hiến máu nhân đạo là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tình yêu thương con người và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Với thông điệp "Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại" đã cứu sống được hàng nghìn người trên khắp đất nước. Điều này tiếp tục thắp lên niềm tin, sự sẻ chia, cùng nhau xây dựng một xã hội nhân ái, tràn đầy yêu thương và hạnh phúc.
Ngành Y tế Hà Nội triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy

Ngành Y tế Hà Nội triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2476/SYT-NVY về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024 trong ngành Y tế.
Tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024​

Tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024​

(LĐTĐ) Chiều nay (15/6), tại Hà Nội, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp tổ chức Lễ Tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Trên 90 triệu lượt tra cứu, sử dụng thành công Căn cước công dân để khám chữa bệnh BHYT

Trên 90 triệu lượt tra cứu, sử dụng thành công Căn cước công dân để khám chữa bệnh BHYT

(LĐTĐ) Tính đến tháng 6/2024, có 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, với trên 90 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động