Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Oai (16/8/1954 - 16/8/2024)

Tiếp nối truyền thống để xây dựng huyện Thanh Oai thành quận sinh thái

(LĐTĐ) Phát huy những thành tựu đã đạt được trong 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai đang viết tiếp trang sử với những mốc son mới; tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nêu cao ý chí tự lực tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo, nỗ lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, để góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Sôi nổi Hội thi Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi năm 2024 Huyện Thanh Oai tổ chức điểm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc “Bữa cơm Công đoàn”: Thắm tình đoàn kết, ấm lòng người lao động

Tự hào với truyền thống của quê hương

Nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, vùng đất cổ Thanh Oai được hình thành từ rất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhân dân Thanh Oai có bề dày truyền thống đấu tranh anh dũng gắn liền với lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng Thủ đô.

Tiếp nối truyền thống để xây dựng huyện Thanh Oai thành quận sinh thái
Du kích xã Tam Hưng chuẩn bị khởi nghĩa. (Ảnh tư liệu)

Theo cuốn sách Địa chí huyện Thanh Oai, Thanh Oai là huyện liền kề thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông), Thủ đô Hà Nội. Ngay trong thời kỳ đấu tranh dân chủ (1930 - 1939), phong trào cách mạng ở Thanh Oai bước đầu đã xây dựng được cơ sở cách mạng ở một số làng xã phía Bắc huyện, như: Phú Diễn - Hữu Từ - Tả Thanh Oai, Mai Lĩnh - Yên Phúc - Yên Thành... là địa bàn thường xuyên có cán bộ Trung ương và xứ ủy hoạt động. Trong quá trình nuôi giấu, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo của Đảng, nhiều quần chúng được bồi dưỡng, giác ngộ.

Cuối năm 1940, ba quần chúng ở Phú Diễn được Tỉnh ủy Hà Đông kết nạp vào Đảng. Đây là tổ chức Đảng - cơ sở Đảng đầu tiên ở huyện Thanh Oai. Từ đây, phong trào cách mạng ở tổng Tả Thanh Oai có tổ chức Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Đầu năm 1942, Chi bộ Đảng ở nhà pháo Bình Đà - cơ sở Đảng thứ hai được thành lập trên địa bàn huyện. Ngay sau đó, chi bộ đã bảo vệ thành công cuộc họp Tỉnh ủy Hà Đông tại Bình Đà (tháng 8/1942).

Trong giai đoạn từ năm 1942 đến tháng 8/1945, các cơ sở Đảng tích cực xây dựng, phát triển tổ chức cứu quốc, lực lượng tự vệ vũ trang, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tán phát truyền đơn, tổ chức quần chúng mít tinh, đấu tranh chống phát xít bóc lột...

Ngày 13/8/1945, ngay sau khi Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1 “Lệnh tổng khởi nghĩa”, khắp các làng xã thuộc Thanh Oai sục sôi khí thế nổi dậy giành chính quyền. Sáng 27/8/1945, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, hàng trăm quần chúng tự vệ vũ trang đã tổ chức biểu tình chiếm huyện lỵ Kim Bài. Từ đây, chính quyền cách mạng từ huyện đến xã được thành lập.

Ngày 10/10/1945, Chi bộ đội công tác của huyện Thanh Oai được thành lập - đây là tổ chức Đảng đầu tiên ở cơ quan đầu não huyện có nhiệm vụ lãnh đạo, tổ chức các phong trào cách mạng, đồng thời thúc đẩy công tác phát triển Đảng khu vực, tiến tới thành lập Ban Huyện ủy (Đảng bộ huyện).

Tiếp bước truyền thống đấu tranh đó, ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” tháng 12/1946, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, nhân dân Thanh Oai cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khai hoang phục hóa, diệt “giặc đói”, “giặc dốt”, tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng kháng chiến cứu quốc... Chính quyền, nhân dân huyện đã huy động hàng ngàn người tham gia lực lượng dân quân du kích, dân công hỏa tuyến và lực lượng phục vụ chiến đấu tại chỗ… Toàn huyện đã xây dựng 13 làng kháng chiến liên hoàn, tiêu biểu như làng kháng chiến xã Tam Hưng.

Tiếp nối truyền thống để xây dựng huyện Thanh Oai thành quận sinh thái
Người dân xã Xuân Dương thăm Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngay thời gian đầu của cuộc kháng chiến, nhân dân Thanh Oai vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở, làm việc tại thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương trong suốt 25 ngày đêm (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 13/1/1947).

Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Thời cơ đã đến cùng khí thế cách mạng sục sôi, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Thanh Oai tiến công vào các đồn, bốt chiếm đóng của địch, buộc địch phải co cụm, từng bước rút khỏi địa bàn.

Ngày 13/8/1954, địch rút khỏi Canh Hoạch và Kim Bài. Đến 16h ngày 16/8/1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi 2 vị trí ở Bình Đà và Mai Lĩnh. Thanh Oai hoàn toàn giải phóng, góp phần quan trọng cho Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.

Điểm sáng phía Tây Nam Thủ đô

Ngay sau ngày giải phóng, cùng cả nước, chính quyền và nhân dân Thanh Oai dồn sức xây dựng quê hương. Tàn dư chiến tranh lớn, khó khăn chồng chất, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, Thanh Oai đã nỗ lực đạt nhiều thành tựu đáng tự hào, đặc biệt là trong những năm gần đây.

Nếu như những năm 2000 - 2008, là huyện thuần nông, đời sống người dân còn khó khăn, thì đến nay, Thanh Oai đã trở thành điểm sáng của Thủ đô trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, năm 2020, Thanh Oai được công nhận là huyện nông thôn mới, khẳng định bước chuyển mình đáng kể. Đời sống người dân được nâng cao; văn hóa, xã hội, giáo dục được chú trọng; kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Năm 2023, thu nhập bình quân của huyện đạt hơn 72 triệu đồng/người/năm. Đây là con số phản ánh sự phát triển toàn diện của Thanh Oai, trong đó cuộc sống người dân là trung tâm.

Tiếp nối truyền thống để xây dựng huyện Thanh Oai thành quận sinh thái
Huyện Thanh Oai luôn chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao đời sống nhân dân.

Thanh Oai cũng là huyện sớm cán đích nông thôn mới nâng cao. Theo chia sẻ của lãnh đạo huyện Thanh Oai, đến nay đã có 20/20 xã được Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 12/20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm 60%), 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu (chiếm 15%), thị trấn Kim Bài đạt chuẩn đô thị văn minh.

Huyện Thanh Oai hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành phố Hà Nội và Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024, trước 1 năm so với Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ huyện đề ra.

Tính đến tháng 6/2024, toàn huyện Thanh Oai chỉ còn 11 hộ nghèo, 499 hộ cận nghèo, tỷ lệ nghèo đa chiều là 0,61%. Dự kiến cuối năm 2024, huyện không còn hộ nghèo, 100% người dân được sử dụng nguồn nước sạch…

Để thúc đẩy phát triển, huyện Thanh Oai đã xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại; 100% hệ thống giao thông liên xã, nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa. Trong năm 2023, huyện khởi công xây dựng 3/5 cụm công nghiệp và chợ đầu mối Nam Hà Nội đi vào hoạt động. Dự kiến trong năm 2024, huyện khởi công xây dựng một số cụm công nghiệp, triển khai các dự án nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 21B, xây dựng trục đường phát triển kinh tế…

Đặc biệt, Thanh Oai đang tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; thực hiện tốt công tác phát triển đô thị, hoàn thành quy hoạch vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các đồ án quy hoạch liên quan trên địa bàn huyện đi đôi với tăng cường quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng…

Tiếp nối truyền thống để xây dựng huyện Thanh Oai thành quận sinh thái
Phát triển huyện Thanh Oai hướng tới trở thành trung tâm kinh tế, quận sinh thái vào năm 2028.

Với những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Thanh Oai nhiều phần thưởng cao quý; có 2 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

Trong công cuộc đổi mới, cán bộ, nhân dân Thanh Oai vinh dự 2 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Lao động hạng Nhì; nhiều tập thể, cá nhân trong huyện được Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng các phần thưởng cao quý khác.

Tiếp bước truyền thống anh hùng, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thanh Oai đang phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng, năng động, sáng tạo, nêu cao ý chí tự lực tự cường, nỗ lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; phấn đấu đưa huyện tiếp tục là điểm sáng phía Tây Nam Thủ đô, hướng tới trở thành trung tâm kinh tế, quận sinh thái vào năm 2028.

Hoàng Phúc

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.
Khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân sau bão

Khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều quận, huyện ghi nhận thiệt hại do cây đổ, cột điện bị gãy, làm đứt các tuyến cáp quang, VNPT Hà Nội và các doanh nghiệp đã tổ chức ứng cứu thông tin, khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ khách hàng.
Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết: Qua nắm bắt dư luận, nhân dân Thủ đô ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời, cụ thể, toàn diện của lãnh đạo Trung ương và Thành phố trong công tác ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội huy động 579 lượt cán bộ hỗ trợ nhân dân sau mưa bão

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội huy động 579 lượt cán bộ hỗ trợ nhân dân sau mưa bão

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, đến 17h ngày 8/9, đơn vị đã chỉ đạo 579 lượt cán bộ xuống bám, nắm địa bàn giúp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3. Đồng thời huy động các lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn sẵn sàng làm nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Hoàng Mai: Tổng lực khắc phục hậu quả do mưa bão, ngày 9/9 học sinh có thể đến trường

Hoàng Mai: Tổng lực khắc phục hậu quả do mưa bão, ngày 9/9 học sinh có thể đến trường

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 (Yagi) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn quận Hoàng Mai đã nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương thu dọn, xử lý cây xanh bị đổ, gãy hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Hai Bà Trưng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hai Bà Trưng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 14h ngày 8/9, các phòng, ban, ngành và Công ty TNHH MTV Cây xanh đã chủ động phối hợp với các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng xử lý kịp thời những cây đổ, cành cây gãy, cây nghiêng theo phương châm “4 tại chỗ” để không ảnh hưởng tới giao thông trên địa bàn các phường.
Quận Thanh Xuân: Nỗ lực khắc phục nhanh các sự cố sau bão

Quận Thanh Xuân: Nỗ lực khắc phục nhanh các sự cố sau bão

(LĐTĐ) Tại quận Thanh Xuân, đến chiều 8/9, 6 trạm biến áp bị chập điện đã xử lý xong, cấp điện trở lại cho nhân dân, 529 cây xanh đô thị bị gãy đổ được xử lý kịp thời, không ảnh hưởng đến giao thông.
Quận Tây Hồ: Sau bão số 3, chỉ đưa học sinh trở lại lớp học khi đã đảm bảo an toàn

Quận Tây Hồ: Sau bão số 3, chỉ đưa học sinh trở lại lớp học khi đã đảm bảo an toàn

(LĐTĐ) Ngày 8/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến chủ trì, dẫn đầu đoàn công tác quận thị sát kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 trên địa bàn quận.
Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Sáng ngày 8/9, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện chia làm 3 đoàn đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động