Tiếp bước quân hành
Gặp mặt, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ | |
Lời tri ân và những kỷ vật của tù nhân Côn Đảo |
Đại tá Nguyễn Hữu Quỳnh |
Một trong những gia đình như thế là gia đình của cụ Nguyễn Hữu Quỳnh. Cụ Nguyễn Hữu Quỳnh sinh thời là một chàng trai gốc Hà Nội, sinh ra và lớn lên tại làng Thịnh Quang xưa (nay là phường Thịnh Quang, Đống Đa). Cụ Quỳnh được gia đình cho học tại Trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An).
Năm 1944 khi mới 18 tuổi cụ Quỳnh bỏ học lên rừng theo cách mạng lấy bí danh Hoàng Nguyễn. Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, cụ xây dựng gia đình với một nữ chiến sĩ cảm tử thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn Thủ đô, cũng là một cô gái Hà Nội gốc, và từ đó cuộc đời binh nghiệp kéo dài mãi cho tới lúc mất.
Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, con trai của Đại tá Nguyễn Hữu Quỳnh bồi hồi nhớ lại: “Tôi còn nhớ ngày tiễn bố đi chiến trường B, ông được ghé qua nhà chia tay vợ con, tôi vô cùng thích thú với những quân tư trang của ông được cấp mang theo như cái ba lô con cóc có rất nhiều túi, mấy bộ quần áo gabadin xanh mướt, cái võng dù, cái màn tuyn, mũ cối, hang-gô, hộp thuốc bông băng, ruốc, lương khô 502, súng ngắn, dao găm, giày cao cổ, đôi dép cao su đúc... Lúc đó tôi còn nghĩ sao bố sướng thế? Toàn những thứ mình ước ao có được. Tôi có biết đâu rằng bố tôi đi vào nơi lửa đạn, sống chết tính từng ngày.
Bố tôi là người rất vui tính và hiểu biết, ông làm cán bộ chính trị nên khoa nói của ông làm tôi luôn ngưỡng mộ, sau này nhiều người đã từng sống cùng thời với ông gặp tôi đều kể về ông với sự thán phục. Ông là thủ trưởng cũ của những người nổi tiếng sau này như nhà văn Lê Lựu; nhà văn Quách Thị như Trang; nhà thơ Phạm Tiến Duật; nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng; hoạ sỹ Tôn Đức Lượng, nhạc sỹ Hoàng Vân; Nghệ sỹ nhân dân Hoàng Chè...
Đại tá Nguyễn Anh Tuấn (thứ hai từ phải sang) cùng đồng đội tại Angko Wat (Campuchia) năm 1987 |
Ông vào với đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, công tác ở Cục Chính trị Bộ Tư lệnh 559. Ở đó ông đã trải qua cuộc chiến đấu ác liệt để giữ vững con đường chiến lược của cuộc chiến tranh thần kỳ. Thư ông viết về cho gia đình kể lại những trận bom B52, những trận ốm sốt rét kéo dài, nhữg cánh rừng không còn lá bởi chất độc da cam. Ảnh ông chụp ở chiến trường gửi ra với cái đầu không còn tóc vì rụng hết làm tôi nhớ mãi.
Bố tôi, những năm tháng nơi chiến trường lửa đạn đã bị nhiễm chất độc da cam nên mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các bác sỹ giỏi hết lòng cứu chữa vẫn không qua khỏi. Ông mất khi phía trước còn quãng đường khá dài mà ông chưa thể đi hết. Ông có một khát vọng rất bình dị, ông bảo sau này khi được nghỉ, ông ước được làm người quản trang, hàng ngày trông nom phần mộ các liệt sỹ. Ông rất thích khung cảnh nghĩa trang nên thường mang võng đến mắc giữa hai cây nằm đọc sách, có lẽ ở nơi ấy ông thấy được tĩnh tại và gần gũi với các đồng đội.
Đại tá Nguyễn Hữu Quỳnh, bí danh hoạt động cách mạng là Hoàng Nguyễn (sinh 1925 - mất 1991), tham gia Cách mạng năm 1944, ông từng là Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu Tả Ngạn, khi vào chiến trường làm Cục phó Cục Chính trị Bộ Tư lệnh 559 (Bộ đội Trường Sơn). Lúc mất ông đang là Phó chủ nhiệm Chính trị Binh chủng công binh. |
Cha tôi, thủ trưởng của tôi, đồng đội của tôi, lớp người đi trước đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Còn nhiều điều chưa thể cắt nghĩa và lý giải được về lý tưởng của một thời máu lửa, nhưng trong tâm khảm tôi vẫn luôn kính trọng những người như ông”.
Sau này, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng nối tiếp bước cha cũng nhập ngũ lên đường khi chiến dịch Hồ Chí Minh đang hồi ác liệt. Ông cũng có mặt khắp các chiến trường, hải đảo… rồi sau khi đất nước hoà bình thì ông lại làm công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đem lại sự bình yên cho nhân dân. Ông Nguyễn Anh Tuấn mang hàm Đại tá, nguyên là Phó Giám đốc Trung tâm Bom mìn – Binh chủng Công binh.
Tiếp bước cha ông, con ông Tuấn là anh Nguyễn Việt Dũng cũng nhập ngũ ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Hiện anh Nguyễn Việt Dũng mang quân hàm Thượng úy, đang phục vụ tại đơn vị Trung tâm Hành động mìn Quốc gia Việt Nam, một đơn vị chuyên giải quyết hậu quả sau chiến tranh, giải phóng đất đai, hỗ trợ các nạn nhân bom mìn. Anh Dũng luôn tự hào vì được tiếp nối thế hệ ông, cha, tiếp tục con đường bảo vệ bình yên cho đất nước, dù trong chiến tranh hay trong hòa bình.
Dân tộc Việt Nam luôn quý trọng hoà bình, nhưng có một truyền thống quý báu coi trọng sự bình yên và không chỉ biết ơn các thế hệ cha ông đã ngã xuống mà còn biết tiếp bước, cha truyền con nối giữ gìn nền độc lập nước nhà. Thử hỏi có kẻ thủ nào dám làm nhụt ý chí của một dân tộc một lòng như vậy?
Nhân ngày 27/7, xin được gửi tới các gia đình liệt sĩ, những thương bệnh binh, những gia đình quân nhân lời tri ân sâu sắc. Chỉ dám kể ra đây một gia đình trong hàng vạn gia đình như vậy.
Bảo Thoa
(Ảnh do Đại tá Nguyễn Anh Tuấn cung cấp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21