Thực hiện quét mã QR: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Đẩy mạnh kiểm tra, nhắc nhở, nâng cao ý thức trách nhiệm trong phòng, chống dịch Hà Nội ứng dụng toàn diện các giải pháp công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch |
Ghi nhận của phóng viên tại một số tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, đa số các cửa hàng được hoạt động trở lại theo quy định đã dán mã QR ngay tại cửa ra vào, ở vị trí dễ nhìn và thuận tiện cho người dân quét mã. Tuy nhiên, theo khảo sát, vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh, cửa hàng ăn uống nhỏ lẻ và một số người dân chưa tuân thủ nghiêm quy định quét mã QR.
Chiều 27/9, phóng viên đã có dịp theo Đoàn kiểm tra của UBND phường Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm) đi kiểm tra thực tế công tác thực hiện quét mã QR trên địa bàn phường. Trong vai người mua hàng, phóng viên đã vào trong cửa hàng bán sinh tố, nước ép số 35 Hàng Nón để hỏi giá cũng như tìm hiểu công dụng các loại nước ép xong đi ra. Tại thời điểm đó, trong cửa hàng có 2 nhân viên đang làm việc, tuy nhiên 2 người này không có động thái cũng như đề nghị người dân phải quét mã QR khi vào trong cửa hàng.
Bà Phùng Thị Phi Nga, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Gai yêu cầu nhân viên cửa hàng bán sinh tố, nước ép số 35 Hàng Nón nghiêm túc rút kinh nghiệm |
Tương tự, tại cửa hàng bánh ngọt số 23 Hàng Nón, nhân viên cửa hàng dường như cũng không để tâm đến việc khách đến mua có quét mã QR hay không mà chỉ hỏi khách hàng mua gì, cần loại bánh nào. Hay, cách đó không xa, cửa hàng bán đồ gia dụng số 33 Hàng Nón, dù mở cửa bán hàng nhưng không dán mã QR.
Có muôn vàn lý do được các nhân viên trong cửa hàng giải thích cho việc làm chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch. Chị Vũ Thị Mỹ Hà, nhân viên cửa hàng bán sinh tố, nước ép số 35 phố Hàng Nón cho biết, do mới đi làm nên chưa nắm được đầy đủ thông tin, cũng như chưa có thói quen yêu cầu khách quét mã QR nên đã xảy ra hiện tượng trên.
Chứng kiến sự việc trên, bà Phùng Thị Phi Nga, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Gai đã yêu cầu nhân viên, người bán hàng những cơ sở kinh doanh này nghiêm túc rút kinh nghiệm, nhất định phải yêu cầu khách hàng phải quét mã QR khi vào trong cửa hàng.
Đoàn kiểm tra phát hiện nhân viên nhà thuốc số 24 Hàng Nón bán thuốc cho khách hàng nhưng không yêu cầu quét mã QR hay ghi lại thông tin người mua. |
Đáng chú ý, tại cửa hàng thuốc số 24 Hàng Nón, nhân viên bán thuốc cho khách hàng nhưng không yêu cầu quét mã QR hay ghi lại thông tin người mua. Theo bà Nguyễn Thị Hải (phố Hàng Gai), bà đi mua một số loại thuốc bổ cho người già, nhà cũng gần cửa hàng thuốc, tiện đường ra mua. Bà không biết sử dụng điện thoại thông minh, do đó, muốn quét mã QR cũng không biết làm thế nào. Theo lý giải của nữ nhân viên bán thuốc, chị đã "sơ ý, quên" không yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR theo quy định
Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Gai Phùng Thị Phi Nga đã yêu cầu nhân viên nhà thuốc chấn chỉnh việc này. Theo bà Nga, việc quét mã QR tại cửa hàng thuốc phải được thực hiện nghiêm túc bởi nhà thuốc là nơi thường xuyên có nhiều người đến mua hàng. Nhân viên y tế phải hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh, không chỉ bán thuốc, còn phải tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm túc quy định, không được lơ là chủ quan. Trường hợp người dân không có điện thoại thông minh để quét mã, yêu cầu cửa hàng phải có sổ sách ghi lại thông tin khách hàng.
Theo thống kê của UBND phường Hàng Gai, hiện trên địa bàn có 42 cửa hàng dịch vụ ăn uống, 2 cửa hàng cắt tóc gội đầu, 15 cửa hàng vật liệu xây dựng, 55 cơ sở bán đồ gia dụng, 26 cửa hàng bán đồ thiết yếu...
"UBND phường cũng đã gửi thông báo và yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cửa hàng cắt tóc, gội đầu cùng các loại hình kinh doanh được phép hoạt động trở lại ký cam kết chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch. Tại những địa điểm hàng quán mà người dân không thể tự tạo mã QR, các đoàn viên thanh niên sẽ đứng tại điểm quét để tạo mã, sau đó in và dán tại các điểm đó để Thành phố quản lý và theo dõi", Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Gai Phùng Thị Phi Nga thông tin.
Người dân đến trụ sở UBND phường Hàng Gai phải khai báo y tế. |
Bên cạnh những nơi còn lơ là, chủ quan, chưa chú trọng đến việc quét mã QR, một số địa phương khác nghiêm túc hơn trong công tác phòng, chống dịch. Đơn cử như quán phở số 1 Đặng Thái Thân (phường Phan Chu Trinh), cửa hàng đã bố trí vách ngăn tại khu vực kinh doanh, niêm yết khuyến cáo thực hiện 5K, thường xuyên nhắc nhở khách đến mua hàng thực hiện quét mã QR.
Anh Hoàng Linh, chủ quán phở cho biết, cửa hàng đã ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 với UBND phường, do đó phải thực hiện nghiêm chỉnh. Cửa hàng chỉ bán mang về, yêu cầu 100% khách đến mua hàng phải quét mã hoặc khai báo y tế, thậm chí 3 nhân viên cửa hàng cũng phải khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng trên điện thoại.
Lực lượng chức năng phường Phan Chu Trinh tuyên truyền, yêu cầu người dân ký cam kết phòng, chống dịch Covid-19. |
Ông Nguyễn Xuân Quyết, Chủ tịch UBND phường Phan Chu Trinh thông tin, phường đã thành lập 2 Tổ kiểm tra công tác đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Mỗi Tổ gồm các thành viên như: Công chức UBND phường, Công an, Y tế có nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc quét mã QR và khai báo y tế; kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 22 của UBND Thành phố và Hướng dẫn số 1346/UBND-KT của UBND quận Hoàn Kiếm.
"Trong những ngày tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức kiểm tra, tuyên truyền để các chủ cơ sở kinh doanh, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn chấp hành nghiêm việc phòng, chống dịch; tuyên truyền nhắc nhở người dân khi đến giao dịch, mua bán phải quét mã QR khai báo y tế và các biện pháp khác để duy trì, bảo vệ thành quả chống dịch trong suốt thời gian qua", Chủ tịch UBND phường Phan Chu Trinh cho biết.
Đoàn kiểm tra của UBND phường Cửa Nam thực tế trên phố Nam Ngư. |
Tương tự trên phố Nam Ngư (phường Cửa Nam), nhiều cửa hàng đã hoạt động trở lại. Đa số đều thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch như thực hiện giãn cách giữa người bán và mua; chỉ bán mang về; treo bảng quét mã QR. Bên cạnh đó, hầu hết khách đến giao dịch, mua bán hàng đều được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, thực hiện quét mã QR khai báo y tế. Trường hợp nào không có điện thoại thì khai báo thủ công viết vào sổ lưu của cửa hàng để tiện việc theo dõi, truy vết.
"Để giám sát việc chấp hành quy định phòng, chống dịch của các cơ sở kinh doanh, phường tiếp tục duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát chặt di biến động của người dân tại khu dân cư. Phường cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh trên địa bàn khi mở cửa phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc quét mã QR, khai báo y tế. Một số doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn phường không chấp hành theo quy định cũng đã bị chúng tôi lập biên bản, chuyển hồ sơ đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt hàng chục triệu đồng", ông Phạm Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Nam thông tin.
Được biết, mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành Kế hoạch số 204/KH-UBND yêu cầu UBND 18 phường duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch tại từng phường, củng cố ngay những thiếu sót trong thời gian qua; nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ bản thân, trách nhiệm với gia đình và cộng đồng trong phòng, chống dịch, cùng với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị.
Bên cạnh đó, thành lập các đoàn kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch và trong việc bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc không đảm bảo theo nguyên tắc 50/50 (50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25