Hà Nội ứng dụng toàn diện các giải pháp công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch
Phát huy hiệu quả của công nghệ trong phòng, chống dịch tại Hà Nội 5 kinh nghiệm trong phòng, chống dịch của Hà Nội Quận Hoàn Kiếm: Tiếp nhận xe cứu thương phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 |
Để hiểu rõ hơn về những giải pháp công nghệ mà Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã triển khai trong công tác phòng, chống dịch, báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội.
PV: Thời gian qua, Sở TT&TT Hà Nội đã tích cực tham mưu với Thành phố triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, qua đó đã đạt được nhiều kết quả. Xin ông chia sẻ rõ hơn về những ứng dụng công nghệ mà Sở đã và đang triển khai?
- Ông Nguyễn Thanh Liêm: Thời gian qua, cùng với các biện pháp về y tế, quản lý, việc triển khai các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một trong những biện pháp rất quan trọng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố. Hiện nay, Hà Nội đã triển khai xuyên suốt tất cả các nền tảng của Bộ TT&TT chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện, trong đó có 3 nền tảng chính là: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR code; nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến và nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Ông Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội. |
PV: Những ứng dụng công nghệ này đã đem lại hiệu quả như thế nào trong công tác phòng, chống dịch thưa ông?
- Ông Nguyễn Thanh Liêm: Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, vừa qua, Sở TT&TT đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an để triển khai hệ thống quản lý công dân vùng dịch qua hệ thống kết nối với Dữ liệu dân cư Quốc gia. Phần mềm này được tích hợp qua hệ thống camera tại các điểm chốt ra vào Thành phố và tại điểm chốt của các quận, huyện được gắn camera và quét mã QR code khi đi qua.
Ngoài ra, Thành phố đã phát triển thêm các phần mềm quản lý F0, F1 để phân luồng tuyến các bệnh nhân F0 và khi F1 trở thành F0 sẽ được phân luồng vào các bệnh viện để điều trị cho phù hợp. Thành phố cũng đã xây dựng hệ thống camera giám sát tại các khu cách ly để quản lý sự tuân thủ của người dân khi ở trong các khu cách ly; phối hợp với VOV giao thông để có những camera giám sát trong lúc Thành phố đang thực hiện giãn cách, từ đó sẽ phát hiện được những tuyến phố, tuyến đường nào đông người, đông phương tiện để khuyến cáo các quận huyện quản lý chặt chẽ hơn.
Đồng thời Thành phố đang triển khai việc trả kết quả xét nghiệm trực tuyến. Qua thời gian triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm hình thức điện tử trực tuyến của Bộ TT&TT, thực tế cho thấy đây là nền tảng rất tốt. Với việc ứng dụng nền tảng công nghệ này, người dân tham gia lấy mẫu sẽ cài đặt ứng dụng Bluezone và khai báo y tế để được cấp 1 mã QR cá nhân trên điện thoại, đến khi lấy mẫu chỉ việc xuất trình mã QR cá nhân của mình cho nhân viên y tế. Nhân viên y tế sẽ dùng máy quét hoặc điện thoại có cài ứng dụng nền tảng truy vết quét mã barcode trên ống nghiệm, sau đó quét mã QR cá nhân của người dân để ghép người cần lấy mẫu với ống nghiệm. Người dân sẽ nhận kết quả xét nghiệm ngay trên ứng dụng Bluezone. Đây là giải pháp ưu việt nhất hiện nay mà Hà Nội được ứng dụng.
Đặc biệt, thời gian vừa rồi, khi Hà Nội triển khai xét nghiệm tầm soát diện rộng với một khối lượng rất lớn, việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch đã giúp tiết kiệm thời gian lấy mẫu và có dữ liệu chính xác hơn. Các thao tác thực hiện cũng được giảm thiểu tối đa cho kỹ thuật viên lấy mẫu và dữ liệu ngay lập tức được đưa lên hệ thống, có thể thống kê nhanh chóng, kịp thời. Kết quả xét nghiệm cũng được trả trên phần mềm rất thuận lợi cho người dân.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng đang triển khai các hệ thống phần mềm giải đáp kiến nghị của công dân qua Tổng đài 1022. Đây là những giải pháp cốt lõi trong phòng, chống dịch Covid-19 của của Thủ đô Hà Nội. Từng nền tảng, từng phần đã giúp công tác phòng, chống dịch Covid-19 rất nhanh, rất hiệu quả. Có thể nói rằng, thành phố Hà Nội đã cơ bản ứng dụng toàn diện những giải pháp công nghệ để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
PV: Thưa ông, hiện nay Thành phố yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ được hoạt động trở lại phải đảm bảo điều kiện bắt buộc là tạo điểm quét mã QR. Xin ông chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?
- Ông Nguyễn Thanh Liêm: Vừa qua, thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 22/CT-UBND về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới. Theo đó, từ 6h ngày 21/9, thành phố Hà Nội thực hiện phòng, chống dịch theo nguyên tắc Chỉ thị số 15/CT-TTg và một số biện pháp cao hơn. Việc nới lỏng giãn cách thì phải đi kèm theo đó là các biện pháp, trong đó biện pháp áp dụng công nghệ là quan trọng nhất.
Ví dụ ở nước ngoài, một người dân khi đến nhà hàng, siêu thị hay công sở thì đều phải có điện thoại thông minh hay các thẻ QR code để quét tại các nơi đến giao dịch. Trong trường hợp xảy ra ca F0 tại địa điểm nào, cơ quan chức năng với thời gian rất nhanh sẽ có thể truy vết được các trường hợp F1. Đây là 1 điều kiện tiên quyết, muốn mở quán ăn, nhà hàng, siêu thị thì các nơi này phải tạo các điểm quét mã QR, và người dân muốn đến các điểm đó để giao dịch thì buộc phải quét mã.
Hà Nội yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ được hoạt động trở lại phải đảm bảo điều kiện bắt buộc là tạo điểm quét mã QR. |
Sở TT&TT đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, Thành đoàn Hà Nội về việc triển khai nền tảng khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra, vào địa điểm bằng mã QR nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch, đảm bảo việc truy vết được nhanh chóng, khoanh vùng chính xác, đúng đối tượng, kịp thời ngăn chặn lây lan bằng ứng dụng công nghệ trong trạng thái bình thường mới.
Đặc biệt, trong cuộc giao ban trực tuyến mới đây giữa Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố với sở chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh việc kiên quyết xử lý vi phạm với những cơ sở kinh doanh dịch vụ không có mã QR, vi phạm các quy định phòng, chống dịch. Sự quyết liệt này nhằm giúp chúng ta bảo toàn thành quả chống dịch tính đến thời điểm hiện tại và ngăn chặn những đợt bùng phát diện rộng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và đất nước cũng như sự an toàn và đời sống của nhân dân.
PV: Theo khảo sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô, hiện nay vẫn còn một số cơ sở kinh doanh, của hàng ăn nhỏ vẫn chưa tuân thủ nghiêm quy định quét mã QR. Đối với các trường hợp này, Sở có những biện pháp xử lý như thế nào để họ tuân thủ thực hiện?
- Ông Nguyễn Thanh Liêm: Để việc thực hiện quét mã QR thật sự đạt hiệu quả thực chất, rất cần sự hợp tác không chỉ của các cơ quan, đoàn thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ mà còn từ chính ý thức của người dân. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi người dân ngoài việc khai báo qua các tờ khai y tế nếu có biểu hiện ho sốt khó thở thì khi đến các điểm công cộng hay các nhà hàng, siêu thị phải quét mã QR để phục vụ công tác truy vết, phòng chống dịch Covid-19 của Thành phố.
Đối với những cơ sở kinh doanh, cửa hàng ăn nhỏ, Sở TT&TT đã đề nghị Thành đoàn Hà Nội Chỉ đạo các tổ chức, đơn vị thành viên các cấp, thành lập các đội cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương tham gia hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc tạo mã QR địa điểm, quét mã QR để quản lý thông tin người ra vào.
Tại những địa điểm hàng quán mà người dân không thể tự tạo mã QR code, các bạn đoàn viên thanh niên sẽ đứng tại điểm quét để tạo mã, sau đó in và dán tại các điểm đó để Thành phố quản lý và theo dõi. Trường hợp công dân không có điện thoại thông minh thì sử dụng Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế có mã QR để quét mã.
Bên cạnh đó, Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã phải vào cuộc quyết liệt để đồng bộ các giải pháp. Sở TT&TT cũng đã có văn bản đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone, NCOVI, VHD, VNeID; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, nhắc nhở, yêu cầu người dân khi ra vào cơ quan, tổ chức, công sở, các địa điểm công cộng cần thực hiện nghiêm việc quét mã QR. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt việc khai báo y tế điện tử và quét mã QR, trong đó yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ... phải thực hiện kiểm soát người vào đơn vị bằng việc quét mã QR. Lực lượng công an tại địa phương và Tổ Covid cộng đồng sẽ giám sát việc này.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
N.Hoa (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng
Chỉ đạo - Điều hành 13/12/2024 15:31