Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây xáo trộn

(LĐTĐ) Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai các công việc cần thiết theo lộ trình để từ ngày 27/3 đến 5/4 tiến hành lấy ý kiến cử tri về việc chia tách, sáp nhập tại các phường, xã, thị trấn chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp. Theo ghi nhận của phóng viên, đến nay các địa phương đã sẵn sàng cho sự kiện quan trọng này, trong đó tập trung ưu tiên vào công tác dân vận để tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đặc biệt, Thành phố chỉ đạo các cấp, ngành, thị xã, quận, huyện đề ra kế hoạch, chuẩn bị chu đáo để không gây xáo trộn về thủ tục hành chính khi tiến hành sắp xếp.
Hà Nội dự kiến giảm khoảng 70 xã, phường, thị trấn sau sắp xếp đơn vị hành chính Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri về sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính

Người dân đồng thuận, chính quyền sát sao

Quận Đống Đa có 10 phường thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính gồm: Khâm Thiên, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Kim Liên, Phương Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Thịnh Quang. Theo Trưởng phòng Nội vụ quận Đống Đa Lê Ngọc Hân, quận đã chỉ đạo, hướng dẫn các phường này thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ để sắp xếp đơn vị hành chính theo lộ trình và hướng dẫn của Thành phố.

Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây xáo trộn
Cử tri xã Dương Hà, huyện Gia Lâm kiểm tra thông tin cá nhân được niêm yết.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Dũng, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố số 2 phường Văn Miếu cho biết, phương án dự kiến sáp nhập phường Văn Miếu và Quốc Tử Giám thành một phường mới đã được UBND phường thông báo, tuyên truyền đến người dân. Đồng thời, UBND phường thông báo việc niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở UBND phường và các tổ dân phố để cử tri theo dõi, kiểm tra thông tin. Tổ dân phố cũng bố trí trực tại các điểm niêm yết, lập Sổ góp ý để bà con góp ý nếu cần và tiếp tục rà soát, chốt lại danh sách.

Cũng theo ông Nguyễn Thế Dũng, qua trao đổi với nhân dân, nhìn chung, bà con nhất trí việc sáp nhập theo chủ trương của Thành phố, không ai có ý kiến gì về vấn đề này. Việc chọn tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập phường Văn Miếu và Quốc Tử Giám cũng dễ vì hai tên gọi Văn Miếu và Quốc Tử Giám rất liên quan đến nhau. “Bà con chỉ có băn khoăn về việc thay đổi giấy tờ, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan sau sắp xếp. Chúng tôi mong muốn Thành phố tạo điều kiện hỗ trợ bà con làm lại giấy tờ một cách nhanh chóng, thuận lợi”, ông Dũng chia sẻ.

Huyện Gia Lâm có 12 đơn vị thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, gồm các xã: Đình Xuyên, Dương Hà, Yên Viên, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đông Dư, Kim Sơn, Phú Thị, Trung Mầu, Phù Đổng và thị trấn Yên Viên; 4 đơn vị điều chỉnh địa giới hành chính của đơn vị hành chính cấp xã, gồm các xã: Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ và thị trấn Trâu Quỳ.

Trưởng phòng Nội vụ huyện Gia Lâm Trần Trung Tuyết cho biết: Hiện tại, UBND huyện đang xây dựng dự thảo kế hoạch và hoàn thiện Đề án sắp xếp của huyện theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Thành phố. Về cơ bản, các phần việc chuẩn bị cho công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện được triển khai đúng lộ trình và hướng dẫn của Thành phố, chưa có vướng mắc phát sinh.

“Việc niêm yết danh sách cử tri được các xã, thị trấn chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp thực hiện đúng hướng dẫn từ ngày 25/2 và nhiều cử tri cũng quan tâm, xem danh sách. Nhìn chung, bà con ủng hộ chủ trương sắp xếp. Huyện Gia Lâm cũng đang thực hiện Đề án thành lập quận, cũng phải sắp xếp lại đơn vị hành chính cho phù hợp với các tiêu chí. Về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau sắp xếp, chúng tôi đã rà soát, tham mưu đề xuất để thực hiện đúng các quy định liên quan và đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức”, ông Tuyết cho biết.

Tại Thị xã Sơn Tây, theo Chủ tịch UBND Thị xã - Ngô Đình Ngũ, căn cứ tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp và tình hình thực tế tại địa phương, UBND Thị xã đã xây dựng dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính đối với 3 phường Lê Lợi, Ngô Quyền và Quang Trung. Đây là 3 phường có diện tích liền kề và tiếp giáp quanh Thành cổ Sơn Tây, đời sống người dân về cơ bản đồng nhất.

Sau khi sáp nhập, đơn vị hành chính mới có diện tích 2,08 km2 và dân số 25.749 người, đạt tiêu chuẩn đề ra; dự kiến tên gọi của phường mới sau sáp nhập là phường Ngô Quyền. Hiện, Thị xã đang đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, Cổng Thông tin điện tử của Thị xã, trang thông tin điện tử phường, mạng xã hội… và quán triệt tinh thần công khai, dân chủ trong quá trình triển khai sáp nhập...

Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức

Theo phương án, trong giai đoạn 2023 - 2025, huyện Phú Xuyên sẽ thực hiện sắp xếp, sáp nhập 8 xã để thành lập mới 4 xã. Sau khi thực hiện sắp xếp, huyện Phú Xuyên từ 27 đơn vị hành chính (gồm 25 xã và 2 thị trấn) giảm xuống còn 23 đơn vị hành chính (gồm 21 xã và 2 thị trấn).

Bà Lại Đỗ Quyên - Trưởng phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên cho biết, dự kiến sẽ sáp nhập 2 xã Tri Trung và Hồng Minh thành 1 đơn vị hành chính mới, trụ sở làm việc của đơn vị hành chính mới dự kiến đặt tại xã Hồng Minh; sáp nhập xã Đại Thắng và Văn Hoàng thành 1 đơn vị hành chính mới, trụ sở làm việc của đơn vị hành chính mới dự kiến đặt tại xã Đại Thắng; sáp nhập xã Sơn Hà và xã Quang Trung thành 1 đơn vị hành chính mới, trụ sở làm việc của đơn vị hành chính mới dự kiến đặt tại xã Sơn Hà; sáp nhập xã Nam Triều và xã Nam Phong thành 1 đơn vị hành chính mới, trụ sở làm việc của đơn vị hành chính mới dự kiến đặt tại xã Nam Triều.

Chiều 8/3, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Lê Văn Bính đã chủ trì họp với 8 đơn vị chuẩn bị sắp xếp để thảo luận, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Ngày 13/3, UBND huyện báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy về Đề án. Sau khi được Ban Thường vụ Huyện ủy thông qua, sẽ gửi cho các xã thực hiện sắp xếp để niêm yết và tuyên truyền đến nhân dân.

Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây xáo trộn
Phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân niêm yết danh sách cử tri, chuẩn bị lấy ý kiến cử tri.

“Qua tuyên truyền cho thấy, nhân dân các xã thuộc diện sắp xếp đều thống nhất với chủ trương sáp nhập. Về tên gọi của đơn vị hành chính mới, huyện đang định hướng lấy tên gọi của một đơn vị hành chính cũ để đặt cho tên gọi của đơn vị hành chính mới, vì như vậy, sau khi sáp nhập, sẽ chỉ có một nửa số người dân của xã mới thành lập phải thay đổi giấy tờ cá nhân. Bước đầu, về cơ bản, người dân đồng thuận với định hướng của huyện.

Chúng tôi dự định trước 5/4 sẽ hoàn thành toàn bộ việc lấy ý kiến cử tri, HĐND huyện sẽ họp trước 10/4 để đến 15/4 sẽ hoàn thiện Đề án, báo cáo Thành phố. Thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo các xã tích cực tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, tại các hội nghị của thôn về ý nghĩa và tầm quan trọng của Đề án, nhất là tuyên truyền, giải thích để nhân dân hiểu về ý nghĩa của các tên gọi để đồng thuận, thống nhất”, bà Quyên cho biết.

Một trong những vấn đề khó trong sắp xếp đơn vị hành chính là công tác cán bộ. Bà Lại Đỗ Quyên cho hay, để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức ở các đơn vị chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp, huyện đã rà soát toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng phương án sắp xếp. Với những đồng chí lãnh đạo chủ chốt các xã này, nếu đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi thì vận động nghỉ hưu trước tuổi; đồng thời rà soát, xây dựng phương án điều động sang đơn vị khác còn thiếu.

Với cán bộ bán chuyên trách của các đoàn thể, khi sắp xếp hai đơn vị hành chính thành một đơn vị, sẽ có một người đang là cấp trưởng phải sắp xếp thành cấp phó ở đơn vị mới, và sẽ dôi dư một cấp phó. Cán bộ thuộc diện này đang đề xuất Thành phố có chính sách cho bảo lưu. Quan điểm chung của huyện là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ cán bộ, công chức đơn vị hành chính mới yên tâm công tác.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Xem thêm
Phiên bản di động