Thực hiện Chương trình 04 - CTr/TU: Phải đưa Quy tắc ứng xử vào cuộc sống
Cần thực hiện nghiêm các bộ Quy tắc ứng xử | |
Hai bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố |
Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, Trưởng BCĐ Chương trình 04; Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó Trưởng BCĐ Chương trình 04; cùng các thành viên BCĐ.
Một trong những nội dung lớn của Chương trình 04 triển khai trong năm 2017 là ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: M.Luyến |
Hai quy tắc ứng xử trên triển khai được các cấp và nhân dân hưởng ứng, thực hiện, bước đầu tạo những chuyển biến tích cực Đối với Quy tắc ứng xử, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức: không sử dụng thời gian làm việc để làm việc riêng, xử lý văn bản và hồ sơ công việc kịp thời, xác định đây là việc làm thường xuyên và lâu dài nhằm tạo sự đột phá về lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, phòng chống các hành vi quan liêu, thiếu trách nhiệm trong giải quyết công việc.
Đối với Quy tắc ứng xử nơi công cộng, đã thực hiện phổ biến, quán triệt đến các ban, ngành đoàn thể và nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là thành viên Ban chỉ đạo Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cấp. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh trong quy tắc, các cơ quan, đơn vị đã niêm yết công khai quy tắc tại nhà văn hóa thôn làng, tổ dân phố, các điểm di tích, tăng cường thời lượng và tuyên truyền quy tắc ứng xử nơi công cộng trên hệ thống truyền thông.
Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo Chương trình 04 đánh giá bên cạnh những kết quả tích cực vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là công tác quản lý thiết chế văn hoá chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Công tác dạy nghề lao động nông thôn chậm được triển khai do mới có định mức chi cho các nghề; vẫn còn những vi phạm của cán bộ, công chức trong ứng xử với đồng nghiệp và nhân dân gây bức xúc trong dư luận. Ứng xử của người dân trong gia đình và nơi công cộng chưa có chuyển biến tích cực. Bạo lực gia đình, ứng xử thiếu văn minh, văn hóa, vô cảm vẫn chưa được hạn chế...
Theo Trưởng BCĐ Chương trình 04 Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ban chỉ đạo đã xác định 3 nguyên nhân chưa chuyển biến trong triển khai xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh và các quy tắc ứng xử, đó là: Việc tăng dân số và cơ cấu dân số thay đổi liên tục (mỗi năm Hà Nội trung bình tăng 200 nghìn dân và có khoảng 2 triệu lao động tự do) đẫn đến công tác tuyên truyền còn chung chung, không xác định rõ đối tượng tuyên truyền nên nội dung quy tắc chưa đi vào cuộc sống.
Thứ hai là chưa có chế tài và những nội dung có thì cũng thực hiện không nghiêm; thứ 3 là đầu tư của Hà Nội cho lĩnh vực này chưa thoả đáng. Chính vì vậy, năm 2018, Ban chỉ đạo Chương trình 04 xác định đối tượng là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố, thứ hai là đội ngũ học sinh, sinh viên, thứ 3 là đoàn viên hội viên các đoàn thể. Từ 3 đối tượng để đưa ra các giải pháp khác nhau, trước hết là công tác tuyên truyền cho từng đối tượng và phân công từng cơ quan thực hiện.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đánh giá, Chương trình 04 rất quan trọng trong 8 chương trình công tác của Thành uỷ bởi văn hoá là nền tảng của xã hội, kinh tế muốn phát triển thì văn hoá-xã hội phải phát triển. Cũng chính vì vậy, việc xây dựng giải pháp thực hiện Chương trình 04 trong những năm tới là rất quan trọng để bảo đảm các mục tiêu phát triển của Thành phố.
Về kế hoạch triển khai 2 quy tắc ứng xử trong thời gian tới, Bí thư Thành uỷ Hà Nội yêu cầu các kế hoạch thực hiền từ nay đến năm 2020 phải đạt được kết quả rõ rệt, rõ nét trong hệ thống cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị thành phố. Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng yêu cầu những trường hợp ứng xử thiếu văn hoá cần phê phán ngay từ trong gia đình và từ trong khu dân cư.
Bên cạnh đó là vai trò của người đứng đầu, bản thân người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức không gương mẫu thì người dân cũng không thể tiếp thu. Mỗi quận, huyện, xã, phường cần tổ chức kiểm tra chéo để phát hiện ra những điểm hạn chế của từng đơn vị.
T.Vũ – L.Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32