Thừa phát lại phải công khai chi phí, thù lao theo thỏa thuận

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại.
Hà Nội phát triển Văn phòng Thừa phát lại phù hợp với địa bàn dân cư Hiệu quả thí điểm chế định Thừa phát lại

Theo dự thảo, thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của thừa phát lại trong hành nghề, là cơ sở để thừa phát lại tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, uy tín của thừa phát lại, góp phần tôn vinh nghề thừa phát lại trong xã hội.

Thừa phát lại có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần thể hiện tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Thừa phát lại phải công khai chi phí, thù lao theo thỏa thuận
Ảnh minh họa (Ảnh: VGP)

Với địa vị và thông qua hoạt động của mình để thi hành quyền lực được Nhà nước trao, thừa phát lại phải giữ độc lập hoàn toàn, trong mọi tình huống, đối với người yêu cầu, các bên liên quan, nhằm đảm bảo tính công minh, khách quan, trung thực là những cơ sở để tạo dựng lòng tin với cá nhân, tổ chức...

Dự thảo cũng nêu rõ, thừa phát lại có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân và tổ chức nơi hành nghề, thanh danh nghề nghiệp; phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề, lành mạnh trong lối sống.

Với địa vị và thông qua hoạt động của mình để thi hành quyền lực được Nhà nước trao, thừa phát lại phải giữ độc lập hoàn toàn, trong mọi tình huống đối với người yêu cầu, các bên liên quan, nhằm đảm bảo tính công minh, khách quan, trung thực là những cơ sở để tạo dựng lòng tin với cá nhân, tổ chức.

Đồng thời, thừa phát lại phải thực hiện công việc được giao một cách chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật và các quy định của Quy tắc này; coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân và tổ chức nơi hành nghề thừa phát lại, thanh danh nghề nghiệp.

Thừa phát lại cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu và xã hội về bản thân và nghề nghiệp của mình; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn...

Trong việc thực hiện yêu cầu, phải tận tâm với công việc, bảo đảm tốt nhất chất lượng, hiệu quả công việc, giải quyết yêu cầu của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời; giải thích cho người yêu cầu hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý phát sinh của việc thực hiện yêu cầu, nhất là giá trị pháp lý của vi bằng.

Thừa phát lại cũng có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ công việc và tất cả thông tin biết được về nội dung công việc trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn là thừa phát lại; trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu hoặc pháp luật có quy định khác.

Dự thảo Thông tư nêu rõ, thừa phát lại có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và công khai chi phí, thù lao theo thỏa thuận; khi thu chi phí, thù lao phải ghi hóa đơn, chứng từ đầy đủ và thông báo cho người yêu cầu biết rõ về các khoản thu và số tiền mà họ phải nộp.

Dự thảo cũng quy định cụ thể những việc thừa phát lại không được làm: Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người yêu cầu; Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất nào khác từ người yêu cầu ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

Không được nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện yêu cầu dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu và các bên liên quan.

Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật cho phép; sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác...

Thừa phát lại cũng không được thông đồng, câu kết với người của cơ quan Thi hành án trong quá trình hành nghề, gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu và các bên liên quan.

Đồng thời, khi phát hiện người của cơ quan Thi hành án có hành vi sai phạm trong thực thi công vụ thì phải có trách nhiệm báo cáo với cá nhân, cơ quan có trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội và cả nước vừa trải qua những giờ phút cuối cùng tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ. Trong giờ phút cuối cùng ấy, nhân dân tập trung đứng dọc trên các tuyến đường mà đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư đi qua, kính cẩn nghiêng mình, chào vĩnh biệt Người với biết bao nghẹn ngào, xúc động.
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình trân trọng cảm ơn tình cảm đặc biệt của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước, con người Việt Nam văn hiến và anh hùng.
Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/7, hàng vạn người dân đã đến thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh để viếng và tham dự Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Hoạt động trên nhằm hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), qua đó hỗ trợ cho thân nhân của liệt sĩ tìm được danh tính của con em và người thân mình.
Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhiều người dân tại thành phố Nha Trang đến chùa để tham dự Lễ tưởng niệm, tỏ lòng thành kính với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.
Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

(LĐTĐ) Ngày 25/7 Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến lần 1 về “Phát triển ngành dịch vụ tại TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng 25/7, tại Nghệ An, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, khối xóm xúc động khi xem trực tiếp Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động