Thủ tướng làm việc với Tập đoàn Viettel về nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao

(LĐTĐ) Chiều 4/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới thăm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và làm việc về hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghệ cao của Viettel.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật Thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin “Ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo”

Tham dự buổi làm việc có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Thủ tướng đã tham quan các sản phẩm công nghệ cao tiêu biểu do Viettel nghiên cứu và sản xuất gồm 3 lĩnh vực: Quân sự, hạ tầng viễn thông, sản phẩm dân sự.

Với mục tiêu nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao góp phần hiện đại hóa Quân đội và phát triển đất nước có công nghệ tiệm cận với các nước tiên tiến hàng đầu thế giới, Viettel đã đầu tư nghiên cứu sản xuất công nghệ cao từ năm 2010.

Thủ tướng làm việc với Tập đoàn Viettel về nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao - Ảnh 2.
Viettel đã nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Đối với lĩnh vực quân sự, Viettel đã nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội.

Trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông, Viettel làm chủ toàn bộ hệ thống mạng 5G từ trạm thu phát vô tuyến, thiết bị truyền dẫn và mạng lõi. Đến nay, Viettel đã triển khai diện rộng đầy đủ các sản phẩm trong hệ sinh thái 5G.

Đối với nhiệm vụ Thủ tướng giao vào tháng 8/2022 về việc nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ đắc lực, hiệu quả chuyển đổi số quốc gia, đến nay, tập đoàn đã hoàn thành nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm 2 dòng chip 5G.

Hiện nay, Viettel đang đứng vị trí số 1 về pháp nhân Việt Nam đăng ký và được cấp bằng sở hữu công nghiệp. Viettel đã được công nhận 18 sáng chế quốc tế (Mỹ), 80 sáng chế trong nước, 19 giải pháp hữu ích, 12 kiểu dáng.

Thủ tướng làm việc với Tập đoàn Viettel về nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao - Ảnh 4.
Hiện nay, Viettel đang đứng vị trí số 1 về pháp nhân Việt Nam đăng ký và được cấp bằng sở hữu công nghiệp - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Với chiến lược kết hợp quân sự và dân sự, Viettel đã tối ưu những công nghệ, kỹ thuật mới nhất, hiện đại nhất, sau khi được triển khai cho quốc phòng sẽ được ứng dụng cho dân sự, tạo ra những sản phẩm có tính dẫn dắt thị trường, cạnh tranh quốc tế.

Giải pháp lưỡng dụng này vừa góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, quốc gia vừa giúp phát triển kinh tế đất nước. Viettel đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đứng trong danh sách 80 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới về doanh thu, xuất khẩu được sản phẩm quốc phòng, tiến lên danh sách 60 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu vào năm 2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những quyết tâm, nỗ lực, tự lực, tự cường của Viettel để đạt được những thành tựu trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Thủ tướng làm việc với Tập đoàn Viettel về nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao - Ảnh 6.
Thủ tướng đề nghị Viettel tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa tầm nhìn và sứ mệnh của mình để thực hiện các nhiệm vụ được giao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị khóa XIII về "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo" đã cụ thể hóa mục tiêu xây dựng Quân đội đến năm 2025 cơ bản tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị Viettel tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa tầm nhìn và sứ mệnh của mình để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, đủ sức mạnh, tiềm lực, khả năng phục vụ có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của đất nước trong giai đoạn mới.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

(LĐTĐ) Tối 3/6, hơn 1.600 chiếc drone light (thiết bị không người lái) đã có màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023.
Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

(LĐTĐ) Chiều 3/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi dư luận đang quan tâm về giải pháp nào cung ứng đủ điện.
Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

(LĐTĐ) Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 được tổ chức nhằm tạo cơ hội để công nhân lao động (CNLĐ) trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Theo thống kê năm 2022, trên địa bàn quận Hoàng Mai, thiên tai về cơ bản không gây thiệt hại nhiều đến người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàng Mai Đàm Tiến Thắng đề nghị, các cơ quan, đơn vị chuẩn bị tốt mọi điều kiện để luôn sẵn sàng ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Với vai trò xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong việc tuyên truyền, bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô; đồng thời triển khai nhiều mô hình đạt hiệu quả, góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã làm rõ kết quả của việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tin khác

Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân

Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 2/6, các đại biểu cơ bản tán thành với tờ trình và dự thảo luật, nhất trí với sự cần thiết ban hành luật theo quy trình tại một kỳ họp. Đồng thời lưu ý về việc rà soát, làm rõ nhiều nội dung cụ thể của Luật để bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với định hướng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong thực hiện nhiệm vụ của ngành Công an nhân dân.
Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

(LĐTĐ) Việc xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Năm 2024, Quốc hội xem xét thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Năm 2024, Quốc hội xem xét thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

(LĐTĐ) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với tỷ lệ 90,28 % đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Theo đó, Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Thống nhất trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm

Thống nhất trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 30/5, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Quản lý chặt chẽ, bảo mật chữ ký số chuyên dùng công vụ

Đại biểu Quốc hội: Quản lý chặt chẽ, bảo mật chữ ký số chuyên dùng công vụ

(LĐTĐ) Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, chữ ký số chuyên dùng công vụ cần phải được cung cấp, quản lý chặt chẽ, bảo mật và phải giao cho cơ quan về quốc phòng, an ninh quản lý.
Khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống Covid-19

Khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống Covid-19

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 29/5, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; thảo luận ở hội trường về những nội dung trên.
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn từ ngày 6 - 8/6. Các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn gồm: Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; Giao thông vận tải; Khoa học và công nghệ; Dân tộc.
Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 5, ngày 27/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Hướng đến chuyển đổi số quốc gia và cải cách hành chính

Hướng đến chuyển đổi số quốc gia và cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 27/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Trao Quyết định bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trao Quyết định bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chiều 25/5, tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm ông Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động