Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật

(LĐTĐ) Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 2/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền…
Xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật trong ngành Giao thông vận tải Kéo giảm tai nạn giao thông bền vững: Từ thói quen đến tinh thần thượng tôn pháp luật

Ngày 23/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 2/2023, cho ý kiến 3 đề nghị xây dựng luật, 4 dự án luật, với nhiều nội dung quan trọng.

Cùng tham dự phiên họp có đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về 3 đề nghị xây dựng luật, 4 dự án luật gồm: Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Phòng không nhân dân; đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; dự án Luật Quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự; dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); dự án Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi); dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Đây là những nội dung quan trọng, khó, phức tạp, có tác động sâu rộng. Để chuẩn bị cho phiên họp này, Thường trực Chính phủ đã tổ chức 3 cuộc họp để cho ý kiến đối với các đề nghị xây dựng luật, các dự án luật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 2/2023 - Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thời gian qua, thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung cao độ, quyết liệt thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá chiến lược về xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Năm 2022, Chính phủ đã họp 9 phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật và Thường trực Chính phủ cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp để xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan tới thể chế, cơ chế, chính sách. Năm 2023 là năm bản lề trong thực hiện các mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ của năm 2023 và cả giai đoạn, đòi hỏi chúng ta phải chủ động, tích cực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, trong đó có 3 đột phá chiến lược, gồm đột phá chiến lược về xây dựng và hoàn thiện thể chế. Trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 2 phiên họp chuyên đề pháp luật, xem xét, cho ý kiến 11 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.

Tuy nhiên, nước ta đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, tình hình thực tế biến động rất nhanh, nhiều vấn đề phát sinh mà các quy định không theo kịp, nhiều yếu tố mới mà quá trình xây dựng thể chế trước đó chưa lường hết được, nên còn nhiều khó khăn, vướng mắc, ách tắc về thể chế, cơ chế, chính sách cần giải quyết.

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đã được quan tâm rồi phải quan tâm hơn nữa, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn nữa, đã quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa. Những vấn đề đã "chín", đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao các Bộ: Tư pháp, Quốc phòng, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông đã tích cực chuẩn bị, trình các dự án, đề nghị xây dựng luật trình phiên họp; nghiêm túc tiếp thu, giải trình; các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát với tinh thần xây dựng cao của các đồng chí thành viên Chính phủ và các đồng chí đại biểu.

Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ; các vấn đề có ý kiến khác nhau thì các đồng chí Bộ trưởng trực tiếp trao đổi để thống nhất theo Quy chế làm việc của Chính phủ; các đồng chí Phó Thủ tướng quan tâm, trực tiếp chỉ đạo theo phân công; hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm là phải bám sát, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội; tham vấn đầy đủ, thực chất các đối tượng chịu tác động, nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, các cơ quan liên quan; tăng cường truyền thông chính sách; tham khảo kinh nghiệm quốc tế có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện nước ta.

Cùng với đó, phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn xa, chiến lược; xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để tháo gỡ, xử lý các vướng mắc, điểm nghẽn trong thực tiễn; hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền…

Về một số nhiệm vụ quan trọng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023, các đồng chí Bộ trưởng khẩn trương chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật; gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đưa vào Chương trình, hoàn thiện hồ sơ đề nghị, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Về chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, đối với các bộ, ngành có dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng, kiên quyết không chậm, không lùi, không hoãn, không rút ra khỏi Chương trình.

Đối với các bộ, ngành có dự án luật trình thông qua tại Kỳ họp, đề nghị các đồng chí Bộ trưởng chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý, hoàn thiện; chủ động truyền thông chính sách, tạo sự đồng thuận khi trình cấp có thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.

Tin khác

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg yêu cầu tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở.
Tuyên phạt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 24 năm tù trong vụ án thứ ba

Tuyên phạt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 24 năm tù trong vụ án thứ ba

(LĐTĐ) Chiều 12/7, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC), Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụm Thi đua số 1 Bộ Công an: Xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, gương điển hình tiên tiến

Cụm Thi đua số 1 Bộ Công an: Xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, gương điển hình tiên tiến

(LĐTĐ) Ngày 12/7, tại Hà Nội, Cụm Thi đua số 1 Bộ Công an (gồm Công an 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng (đơn vị Cụm trưởng), Hà Nội (đơn vị Cụm phó), Cần Thơ, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc" 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động