Thu phí lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh: Công bằng và minh bạch vì Thành phố văn minh

(LĐTĐ) Nhiều người dân kỳ vọng sau khi HĐND TP.HCM thông qua Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM, không chỉ góp phần lập lại trật tự và mỹ quan đô thị mà những người mưu sinh trên vỉa hè cũng được ổn định.
Công an thành phố Hồ Chí Minh: Xuất quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh sắp xếp khu phố - ấp: Hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở

Thu phí vỉa hè từ đầu năm 2024

Tại kỳ họp thứ 11 ngày 19/9, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn. TP.HCM sẽ chính thức thu phí từ ngày 1/1/2024.

Theo đó, có 5 trường hợp được tạm dùng vỉa hè và đóng phí, gồm: Điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe; tổ chức hoạt động văn hóa và điểm giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa; điểm bố trí công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền sử dụng, lắp đặt các công trình tạm; điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình.

Thu phí lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh: Công bằng và minh bạch vì Thành phố văn minh
TP.HCM sẽ chính thức thu phí vỉa hè từ ngày 1/1/2024.

Có 3 trường hợp được sử dụng tạm thời một phần lòng đường và đóng phí, gồm: Tổ chức sự kiện văn hóa và trông, giữ xe ôtô phục vụ sự kiện; điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; bố trí điểm trông giữ xe máy, môtô, xe đạp có thu tiền.

Mức phí được dựa trên giá đất bình quân tại 5 khu vực, các tuyến đường ở trung tâm cao hơn ngoại thành. Trong đó, mức thấp nhất cho hoạt động giữ xe là 50.000 đồng, cao nhất 350.000 đồng/m2/tháng. Các hoạt động khác áp dụng 20.000-100.000 đồng/m2/tháng. Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách và được sử dụng có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, hè phố.

Về các bước sau khi HĐND TP.HCM thông qua đề án thu phí vỉa hè và lòng đường, ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT) cho biết, sau khi UBND TP.HCM ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết triển khai thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM, Sở GTVT và UBND cấp huyện sẽ tiến hành rà soát, ban hành danh mục các tuyến đường đủ điều kiện sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố với các chức năng, hoạt động cụ thể.

Đối với các hoạt động tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe, các địa phương có trách nhiệm rà soát trên địa bàn được giao quản lý các hè phố đủ điều kiện để tổ chức, xác định phạm vi, lựa chọn và công bố danh mục các vị trí hè phố được phép tổ chức các hoạt động tạm thời để xây dựng phương án tổ chức thực hiện có lộ trình phù hợp với thực tế, đặc thù đô thị của từng khu vực trên địa bàn quản lý.

Về đơn vị thu phí, Sở GTVT thu phí lòng đường đối với các tuyến đường do Sở quản lý, UBND cấp huyện thu phí lòng đường, vỉa hè đối với các tuyến đường theo phân cấp quản lý. Việc thu phí thực hiện đồng thời khi cơ quan chức năng chấp thuận phương án hoặc cấp phép sử dụng, thanh toán thông qua nền tảng công nghệ, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt.

Phải có sự đồng thuận của người dân

Theo ông Ngô Hải Đường, không phải tuyến đường nào trên địa bàn TP.HCM cũng kinh doanh, cho thuê, mà phải đủ các điều kiện. Khi tuyến đường đó đủ điều kiện thì quận, huyện mới khảo sát, đưa ra lộ trình, biện pháp triển khai thực hiện thu phí vỉa hè, lòng đường. Trước khi cho thuê vỉa hè, quận, huyện phải lấy ý kiến của chủ nhà.

Theo đó, việc sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để thu phí phải đảm bảo nguyên tắc chung và phải được ưu tiên cho mục đích giao thông. Trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải bảo đảm các nguyên tắc như không gây mất trật tự an toàn giao thông; phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu từ 1,5 m; phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 2 làn xe ô tô cho một chiều lưu thông...

“Trong thực hiện thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố, nguyên tắc đồng thuận của người dân được đặt lên cao nhất, tránh mâu thuẫn lợi ích giữa người cho thuê và người khai thác”, ông Đường cho biết và lưu ý toàn bộ (100%) khoản thu phí vỉa hè, lòng đường nộp vào ngân sách, chủ nhà không được chia khoản phí này.

Liên quan đến vấn đề này, anh Đặng Văn Khởi (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, suốt nhiều năm qua, ngày nào anh cũng kê một số bàn ghế ở vỉa hè trên đường Phạm Văn Đồng để phục vụ khách đến quán cà phê của anh. Phần vỉa hè trước nhà đó cũng chính là nơi "nuôi sống" gia đình anh suốt nhiều năm qua.

Anh Khởi cho biết, sau khi đường Phạm Văn Đồng được mở rộng lên 12 làn xe, vỉa hè thông thoáng, bà con ở khu vực này tranh thủ mở hàng quán buôn bán, nhưng việc này là vi phạm pháp luật do lấn chiếm vỉa hè, nên thường xuyên bị trật tự đô thị của phường xử phạt. "Tôi rất sẵn lòng đóng phí để được kinh doanh buôn bán, khi đó tôi không còn lo sợ bị xử phạt như trước đây nữa", anh Khởi cho biết.

Do khu vực muốn thuê vỉa hè của anh Khởi ở quận Gò Vấp, nên mức phí được áp dụng ở khu vực 3 với mức giá từ 20.000-60.000 đồng/m2/tháng. Anh Khởi cho biết, đây là mức phí hợp lý và không quá cao, và nguồn thu này được dùng để chỉnh trang vỉa hè nên cũng rất hợp tình hợp lý.

Đồng quan điểm trên, chị Ngô Thị Đào (ngụ quận 3) cho biết, chị bán hàng trên vỉa hè đường Võ Văn Tần hơn chục năm qua và thường xuyên bị nhắc nhở, thậm chí không ít lần còn bị tịch thu bàn ghế vì buôn bán gây cản trở lối đi trên vỉa hè. "Tôi có nghe thông tin Thành phố sẽ thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường nhưng không biết cụ thể như thế nào. Tôi mong sớm được đóng phí để yên tâm buôn bán, không còn phải chịu cảnh hốt đồ bỏ chạy nữa", chị Đào nói.

Anh Trần Văn Hùng, chủ một quán ăn tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) cho biết, rất ủng hộ chủ trương thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, tuy nhiên kế hoạch cần được triển khai cụ thể chi tiết. Đồng thời, anh Hùng cũng mong muốn việc thu phí diễn ra công khai để người dân dễ dàng nắm bắt, cân nhắc các điều kiện về giá cả và địa điểm.

Minh Tuấn

Nên xem

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, công tác đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện xe buýt là hết sức cần thiết, góp phần vì một Thủ đô xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch đi vào sử dụng là không hề dễ, đòi hỏi quyết tâm cao cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ và một lộ trình cụ thể.
Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Chiều nay (28/11), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức lễ bàn giao và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa Mái ấm Công đoàn tới 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.
Lan tỏa lòng nhân ái

Lan tỏa lòng nhân ái

(LĐTĐ) Với cương vị là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Tựu A (quận Bắc Từ Liêm), Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, yêu thương học trò và lan tỏa cách sống nhân ái bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

(LĐTĐ) Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp cuối năm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi. Việc đăng ký thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội, các hình thức giao dịch online, thương mại điện tử, hay “bẫy quảng cáo” trên các website… cũng là cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tin khác

Phường Quán Thánh (Ba Đình): Kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo  trật tự đô thị

Phường Quán Thánh (Ba Đình): Kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo trật tự đô thị

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự văn minh đô thị, ngày 25/11, Ban Chỉ đạo 197 phường Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức ra quân tuyên truyền, kiểm tra, xử lý, giải quyết các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Quận Đống Đa kiên quyết giải tỏa các điểm chợ tự phát

Quận Đống Đa kiên quyết giải tỏa các điểm chợ tự phát

(LĐTĐ) UBND quận Đống Đa vừa ban hành kế hoạch cao điểm giải tỏa các tụ điểm chợ tự phát, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn quận.
Hà Nội giảm thời gian xin cấp phép lĩnh vực xây dựng

Hà Nội giảm thời gian xin cấp phép lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố.
Đề cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong quy hoạch đô thị

Đề cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong quy hoạch đô thị

(LĐTĐ) Theo TS Nguyễn Đức Kiên - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, để gìn giữ được những bản sắc văn hóa, xã hội riêng có của Hà Nội, cần đề cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công việc quy hoạch đô thị. Cần có cơ chế phù hợp để cộng đồng có thể tham gia ý kiến vào những vấn đề sát thực nhất với cuộc sống hàng ngày, ngay từ khâu xây dựng quy hoạch.
Cà phê đường tàu: Cấm hay quản?

Cà phê đường tàu: Cấm hay quản?

Sau nhiều năm tồn tại, phố cà phê đường tàu không chỉ thu hút du khách đến trải nghiệm mà còn nhận được sự quan tâm của dư luận vì mô hình này đang khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó đặt ra những thách thức về công tác giữ gìn trật tự đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn đường sắt. Mặc dù lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng đến nay, sau một thời gian chìm lắng, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt lại có chiều hướng tái diễn. Dư luận đặt câu hỏi: “Nếu cấm không được thì liệu có nên quản?”.
Điểm sáng trong công tác chỉnh trang đô thị

Điểm sáng trong công tác chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, thời gian qua, việc thực hiện chỉnh trang đô thị tại quận Đống Đa (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều tuyến phố đã được nâng cấp, cải tạo, làm mới, diện mạo đô thị ngày càng khang trang, qua đó giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Lấy ý kiến cho đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc

Lấy ý kiến cho đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc

(LĐTĐ) Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai đã triển khai công tác lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan đối với các đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc (khu 4, 5 và 6), tỷ lệ 1/2.000.
TP.HCM: Tồn tại nhiều sản phẩm “sleepbox” mất an toàn phòng cháy chữa cháy

TP.HCM: Tồn tại nhiều sản phẩm “sleepbox” mất an toàn phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Phần lớn các công trình có phòng, giường cho thuê dạng “sleepbox" (phòng ngủ hộp diêm) được chủ thuê lại một nhà ở riêng lẻ cao tầng rồi phân chia, ngăn thành các hộp ngủ. Với loại hình này, số lượng người tập trung đông trong một không gian hẹp, không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC), tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro về tính mạng khi xảy ra sự cố về cháy, thoát hiểm.
TP.HCM: Thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa

TP.HCM: Thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc dự án Bình Quới - Thanh Đa. Đây là diễn biến mới nhất liên quan đến việc triển khai dự án có độ "treo" lịch sử tại TP.HCM với 31 năm "nằm trên giấy", ảnh hưởng rất lớn tới diện mạo đô thị cũng như đời sống của người dân nơi đây.
Hoàn thiện chính sách nhằm góp phần cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị

Hoàn thiện chính sách nhằm góp phần cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị

(LĐTĐ) Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị không gian lịch sử văn hóa, truyền thống tại khu vực nội đô lịch sử là vấn đề được đưa ra trong nhiều chính sách, giải pháp của Hà Nội. Vấn đề này, một lần nữa được cụ thể hóa bằng các điều khoản trong Luật Thủ đô sửa đổi.
Xem thêm
Phiên bản di động