Dự thảo Quản lý kinh doanh xe ôm:

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Đề xuất cho “shipper công nghệ” hoạt động trở lại Nhiều tài xế công nghệ chuyển nghề trong “bão giá” xăng Tài xế xe ôm công nghệ che biển kiểm soát sẽ bị xử lý nghiêm

Quản để duy trì trật tự

Cụ thể, dự thảo nghị quyết nêu rõ, những người dùng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để chở khách hay hàng hóa phải đủ 16 tuổi trở lên và phải đăng ký với UBND phường, xã, thị trấn để xác nhận đóng dấu vào thẻ hoạt động vận chuyển. Thẻ này do tổ chức, cá nhân tự in ấn theo mẫu.

Ngoài ra, người hành nghề chở khách, hàng hóa phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy phép lái xe (nếu điều khiển xe mô tô hai bánh); giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực; thẻ hoạt động vận chuyển trong lúc hành nghề.

UBND các quận, huyện, thị xã quy định vị trí đón trả khách và xếp dỡ hàng hóa cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách và hàng hóa tại nơi công cộng thuộc địa phương quản lý.

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Không ít lái xe ôm, xe mô tô, xe gắn máy dùng lòng đường làm nơi đón, trả khách. Ảnh: K.H.

Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ và các loại xe tương tự phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 điều 47 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đăng ký vận chuyển hành khách (hàng hóa) với UBND phường, xã, thị trấn nơi cư trú.

Đối với cá nhân kinh doanh vận chuyển phải gửi đăng ký hoạt động và Thẻ hoạt động vận chuyển đến UBND phường, xã, thị trấn nơi mình cư trú để đóng dấu xác nhận vào Thẻ hoạt động vận chuyển.

Dự kiến sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến, UBND thành phố Hà Nội sẽ hoàn thiện dự thảo và ban hành chính thức vào cuối năm 2024, có hiệu lực ngay sau đó.

Lý giải với báo chí về nội dung này, ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, mục tiêu của việc cấp thẻ hành nghề với xe ôm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự đô thị, đảm bảo an toàn cho hành khách chứ không phát sinh thủ tục gây khó khăn.

Vẫn còn băn khoăn

Ghi nhận của phóng viên, tại nhiều tuyến phố của Hà Nội, kể cả tuyến phố đông đúc hay thoáng đãng thì các tài xế xe ôm, kinh doanh vận chuyển khách bằng mô tô, xe máy, xe thô sơ… đều thích đỗ xe dưới lòng đường để bắt khách. Ngã tư giao cắt giữa phố Hàng Điếu với phố Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm, một người đàn ông dựng xe dưới lòng đường, nằm vắt vẻo trên xe, tay vẫy, miệng liên tục hỏi khách đi đâu, có đi xe ôm không? Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của Hà Nội mà còn vi phạm Luật ATGT khi xe đỗ dưới lòng đường, cản trở việc đi lại của các phương tiện tham gia giao thông khác.

Ông Nguyễn Văn Hải nhẩm tính thời gian hành nghề xe ôm của mình ở đầu con ngõ 194 Đội Cấn, quận Ba Đình đến nay đã được 25 năm. Gọi là tài xế xe ôm nhưng thực tế chưa có một tổ chức nào công nhận việc làm của ông là một nghề chính thức. Xe ông phải tự lo, chỗ hành nghề phải tự kiếm, hôm nào ế khách phải tự chịu và muốn đóng bảo hiểm xã hội để có đồng lương dưỡng già thì phải tự bỏ tiền.

Một luật sư thường đi xe của ông phân tích vui, việc của ông có danh nhưng chưa có phận, điều ghi nhận là không trái pháp luật và không vi phạm pháp luật. Ông Hải nhìn nhận, mặt thuận lợi của thẻ hành nghề là để hành khách nhận diện lái xe đó ở đâu, tên gì, quá trình vận chuyển khách có tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông hay không, có lạng lách, đánh võng hay chèo kéo, vòi vĩnh, xúc phạm, thậm chí là hành hung khách hay không?

Điều khiến ông Hải băn khoăn, ở thời điểm hiện tại, nếu thấy địa điểm bắt khách ở phường này không ổn, ông có thể qua phường khác chọn địa điểm thích hợp để hành nghề. Nhưng với việc có thẻ hành nghề, không hiểu không gian hoạt động có bị thu hẹp chỉ trong phạm vi nơi mình sinh sống?

Lên Hà Nội hành nghề lái xe ôm được 15 năm, anh Trần Hoài Hùng, quê Trực Ninh, Nam Định cùng hai người em họ khác thuê một căn hộ nhỏ ở phố Hồ Đắc Di, quận Đống Đa. Anh Hùng cho rằng quản lý tạm trú tạm vắng đã có bên công an phường, khách của anh toàn bà con trong ngõ, gần như rất ít khi phải đón khách ngoài.

Cuộc sống hiện tại của anh Hùng hoàn toàn do anh tự lo liệu nên không khỏi băn khoăn, tới đây khi được cấp thẻ hành nghề xe ôm thì mọi chuyện có khác? Ngoài trách nhiệm của người làm nghề xe ôm với chính quyền và cộng đồng, với hành khách thì anh sẽ được hỗ trợ gì từ chính quyền?

Nói tới khía cạnh hỗ trợ từ UBND phường như dự thảo đề cập về điểm bắt khách, xếp dỡ hàng hoá…, ông Phạm Văn Lũng, 65 tuổi, quê Bình Lục, Hà Nam không khỏi băn khoăn, bởi hàng ngày ông chỉ việc đưa xe ra đầu con ngõ 68, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy để bắt khách. Khách hoặc tự tìm tới cùng hàng hoá, hoặc ông phải chạy xe vào nơi khách yêu cầu để nhận hàng và chở hàng đến nơi cần thiết. Giờ có quy định điểm xếp dỡ hàng hoá, không hiểu mỗi lần khách muốn chở hàng chẳng nhẽ lại phải mang hàng đó đến điểm tập kết rồi xe ôm mới được nhận hàng.

Chưa hết, muốn chở hàng về khu phố Quan Hoa chẳng hạn, trước ông chở thẳng hàng vào nơi khách yêu cầu, chẳng nhẽ sau này lại phải đưa hàng về điểm tập kết của phường và khách phải tự đến lấy? Nếu làm theo cách này chắc chắn những người như ông Hùng sẽ không thể cạnh tranh với xe ôm công nghệ, bởi họ không bị ràng buộc vào những quy định trên. Ông Hùng mong muốn thành phố làm rõ chi tiết này.

Cũng chung tâm trạng như ông Hùng, ông Đinh Quyết Minh, 62 tuổi hành nghề xe ôm tại Tổ dân phố Ngang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm phân tích, người hành nghề xe ôm thường gắn bó với mỗi một con ngõ, một khu dân cư hay tổ dân phố. Khách chỉ việc ra đầu ngõ hay nhấc điện thoại gọi lập tức tài xế có mặt ngay. Nhưmg giả thiết, ông phải di chuyển ra con ngõ khác được UBND phường lựa chọn làm nơi đón khách, như vậy khách nơi con ngõ ông ở sẽ có xu hướng tìm tới xe ôm công nghệ thay vì tìm tới ông bởi sự bất tiện về khoảng cách. Chưa kể, tài xế xe ôm các ngõ khác được quy hoạch về đây sẽ dẫn đến chỗ quá nhiều xe ôm, chỗ lại thiếu, thậm chí sẽ dẫn đến những xích mích về địa bàn, người nhiều việc ít.

Ông Minh mong muốn, ngoài địa điểm đón trả khách do UBND phường lựa chọn thì cũng cần có những điểm đỗ khác theo thói quen truyền thống để đích cuối cùng là phục vụ được khách hàng, ổn định đời sống lái xe. Đương nhiên, lái xe phải có cam kết không đỗ xe đón khách làm ảnh hưởng đến văn minh khu phố hay an toàn giao thông.

Và câu chuyện bố trí điểm đón trả khách

Khi nghe chúng tôi đề cập tới dự thảo cấp thẻ hành nghề cho người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hoá, ông Bùi Trí Đức, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm, Long Biên tỏ ra ngạc nhiên vì bản thân chưa nghe đến dự thảo.

Ông Đức không khỏi phân vân, bởi đặc điểm của phường chỉ trên 2 vạn dân, gần như chưa phải chịu áp lực dân số như nhiều phường khác trên địa bàn thành phố nhưng nếu phải tìm địa điểm đón trả khách và xếp dỡ hàng hoá cho đội ngũ xe ôm quả rất khó.

Đây là việc mới, bản thân phường nhiều năm nay chưa từng nhận được chỉ đạo từ quận hay thành phố thống kê số lượng người hành nghề xe ôm đang sinh sống, làm việc trên địa bàn: “Chỉ cần hơn chục xe ôm việc bố trí chỗ đỗ đã khó, nếu phát sinh ra 20 đến 30 người làm nghề dịch vụ vận chuyển bằng xe ôm, xe mô tô, gắn máy… thì không biết phải tính toán địa điểm ra sao, đó là chưa kể họ có chấp nhận hay không. Chế tài nào xử lý nếu như những người hành nghề chạy xe dịch vụ không đến phường đăng ký hoặc chạy xe mà không có thẻ do UBND phường cấp? Giờ nhiều lái xe ôm còn chạy cả xe công nghệ nên đương nhiên họ sẽ không bị dàng buộc bởi dự thảo”, ông Trí nói.

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Đất chật người đông, ngay như UBND phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm vẫn còn thiếu diện tích để xe cho khách và công dân tới liên hệ công việc. Ảnh: K.H.

Quản lý người làm hành nghề xe ôm, xe dịch vụ và tìm địa điểm đón trả khách đối với các phường có địa bàn rộng còn khó, đối với UBND phường đặt ngay trong các khu phố cổ càng khó gấp nhiều lần. Đại diện UBND phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm than thở, bởi ngay tại Trụ sở phường chỗ đỗ xe cho công dân và khách đến liên hệ công việc còn rất khó, huống hồ đây lại là điểm cố định cho người hành nghề xe ôm hay dịch vụ xe mô tô, xe máy…

Tại UBND phường Cửa Đông, ông Lê Quang Huấn, Phó Chủ tịch UBND phường không khỏi phân vân vì nhiều người chạy xe ôm, xe máy, xe mô tô dịch vụ còn đăng ký chạy cả xe công nghệ. Vậy quản lý họ sao đây? Rồi dự thảo nói người sinh sống, tạm trú tại địa bàn phường thuộc diện làm thẻ nhưng còn những người sống ở phường này lại hành nghề chạy xe ở phường khác thì giải quyết như nào?

Về bố trí chỗ đỗ xe, xếp dỡ hàng hoá, ông Huấn băn khoăn, bởi không rõ mỗi vị trí đỗ xe sẽ tương đương với bao nhiêu xe, giả thiết cứ 10 người một điểm đỗ, vậy 20 đến 30 người thì bố trí sao đây? Trên địa bàn phường chỉ còn chợ Hàng Da là thoáng đãng nhất. Bất cập ở chỗ, gần như cả 3 phía đều đã được Sở GTVT cấp phép trông giữ xe cho đơn vị quản lý chợ là Công ty Thương mại Cổ phần chợ Hàng Da.

“Rõ ràng việc quản lý người hành nghề xe ôm, xe mô tô, xe máy… không đơn giản là cấp thẻ để họ đeo trên người mà kéo theo đó còn rất nhiều câu chuyện quản lý con người liên quan đến pháp lý. Trước mắt, UBND phường sẽ phối hợp với công an phường nắm bắt và lên danh sách bước đầu người hành nghề xe ôm, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ…, đồng thời trao đổi với bộ phận tư pháp lên phương án nếu như nhận được chỉ đạo của quận hay thành phố”, ông Huy nói.

Khắc Hạnh

Nên xem

Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng

Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng

(LĐTĐ) Mới đây, Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Kiều Nga (sinh năm 1984, trú phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết

Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết

(LĐTĐ) Những ngày cận Tết Nnguyên đán, các doanh nghiệp cũng chạy đua nước rút cho mùa vụ kinh doanh cuối năm. Nguồn vốn “chống lưng” và các công cụ thanh toán hay ưu đãi tỷ giá… trở thành người bạn không thể thiếu để doanh nghiệp vừa và nhỏ chạy đua nước rút về đích.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Từ ngày 6 - 8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

(LĐTĐ) Dựa vào mức tăng của giá dầu thế giới tuần qua, theo dự báo của các chuyên gia, ngày mai (9/1), nếu các nhà điều hành giá không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng trong nước có thể tăng từ 300 - 450 đồng/lít; trong khi đó giá dầu có thể tăng nhiều hơn…
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường

Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Công an thành phố Hà Nội cho biết lực lượng chức năng vừa phát hiện hơn 2,1 tấn thực phẩm đông lạnh (nầm lợn, tràng trứng, tràng lợn, kê gà, mề gà,...) không rõ nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở kinh doanh (ngõ 21 Tựu Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Công văn số 40/UBND-KTTH về việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế năm 2025 trên địa bàn thành phố.
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 8/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thông tin về tiến độ Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện nay vẫn chậm tiến độ, chưa thể đưa vào vận hành.

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Xem thêm
Phiên bản di động