Thổ Chu – quần đảo hồi sinh
Đổi thay trên xã đảo Tiên Hải | |
Mắt thần trên biển Tây Nam |
Tàu 632 của Hải đội 511, Lữ đoàn 127 (Vùng 5 Hải quân) đưa chúng tôi cập cầu cảng Thổ Chu sau 8 giờ đồng hồ vượt sóng biển. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên ở Thổ Chu không chỉ là làn nước trong xanh của biển, những bãi cát trắng chạy dài uốn dưới những tán dừa nghiêng bóng, mà còn là sự đổi mới trên xã đảo xa xôi này. Nối từ cầu cảng, những ngả đường bê tông chạy dài tít tắp, sạch sẽ; trường mầm non, tiểu học, trạm y tế, bưu điện, nhà cửa khang trang… tạo nên diện mạo mới cho xã đảo Thổ Châu.
Xã đảo Thổ Châu gồm có 8 hòn đảo, trong đó Còn Thổ Chu là hòn đảo lớn nhất. Trước khi bị quân Khmer Đỏ chiếm đóng, Thổ Chu là hòn đảo thanh bình, bởi trong suốt hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến sự hoàn toàn không lan tới vùng đảo này. Vì vậy, nhiều hộ dân tứ xứ đã ra đây để tìm sự an toàn và kiếm kế sinh nhai rồi bén duyên luôn với đảo.
Đảo Thổ Chu với đường sá sạch đẹp, nhà cửa khang trang (Ảnh: Lê Thắm) |
Ngày trước, người dân trên đảo sinh sống bằng nghề biển và nuôi trồng thủy sản. Một số người nhờ đó mà trở nên giàu có, cách đây mấy chục năm đã xây được nhà tường kiên cố trên đảo. Thế nhưng, mọi thành quả của người dân nơi đây đã bị phá hủy trong tay quân phản động Khmer Đỏ.
Ông Lê Trường Giang, một hộ dân sinh sống ngót 30 năm trên đảo Thổ Chu chia sẻ: Vào khoảng giữa tháng 5/1975, quân phản động Khmer Đỏ lén lút đổ bộ chiếm đóng trái phép đảo Thổ Chu. 500 người dân sinh sống ở đảo thời đó đã bị chúng bắt cóc đưa đi biệt tăm. Những người sống sót chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong một thời gian dà sau biến cố đau thương đó, không ai dám sinh sống trên đảo Thổ Chu. Phải đến năm 1993, chính quyền tỉnh Kiên Giang đưa 17 hộ dân đầu tiên ra đảo, rồi thêm nhiều hộ nữa tới định cư, Thổ Chu mới dần đông đúc.
Trường học các cấp được xây dựng, trẻ em vui vẻ tới trường (Ảnh: Lê Thắm) |
Ông Huỳnh Bình Khởi, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Thổ Châu cho biết, những ngày mới ra đảo, cuộc sống của người dân thiếu thốn nhiều bề. Thời điểm đó trên đảo thậm chí cái ăn cũng không có. Những hộ dân đầu tiên đến khai hoang, lập nghiệp trên hòn đảo đều sống nhờ vào sự cưu mang của bộ đội. Các hộ gia đình được chu cấp lương thực, thực phẩm để sinh sống. Tuy nhiên, ai nấy một lòng cùng hải quân, biên phòng chung tay xây dựng xã đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Từ vài chục hộ ban đầu, dân cư trên đảo Thổ Chu hiện phát triển lên tới 550 hộ, với hơn 2.210 nhân khẩu. Những năm qua, đặc biệt là từ sau khi thực hiện chương trình nông thôn mới, với sự quan tâm đầu tư lớn của Nhà nước, nhiều công trình dân sinh quan trọng như trường học các cấp, trạm y tế, bưu điện, trạm thu phát sóng… đã được xây dựng.
Kinh tế biển phát triển (Ảnh: Lê Thắm) |
Đặc biệt, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân sinh sống trên đảo Thổ Chu đang tích cực phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, biến nơi đây trở thành một ngư trường quan trọng tại vùng biển Tây Nam Tổ quốc. Không chỉ vậy, đảo Thổ Chu còn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái với nhiều bãi tắm rất đẹp như Bãi Ngự, Bãi Dong… hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Thương mại, dịch vụ du lịch nhờ đó cũng ngày một phát triển, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Hài lòng trước sự phát triển của xã đảo quê hương, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu Đỗ Văn Dừng chia sẻ: Để có được sự thay da đổi thịt đó, ngoài sự nỗ lực của chính quyền và người dân mà còn có đóng góp quan trọng của các lực lượng vũ trang trên địa bàn. Đó là Trạm ra đa 610 (Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân), Trung đoàn 152 (Quân khu 9), Đồn Biên phòng Thổ Châu (Đồn Biên phòng tỉnh Kiên Giang), Trạm hải đăng (Bộ GTVT) và Đài Khí tượng thủy văn (Bộ TN&MT).
Các đơn vị đã hỗ trợ người dân an cư, lập nghiệp, chung sức cùng Nhân dân xã đảo trong xây dựng nông thôn mới, trợ giúp hộ nghèo, trở thành cánh tay vững chãi, cùng người dân bám biển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã Thổ Châu tươi đẹp ngày một vững mạnh, phồn thịnh.
“Hiện nay xã đảo Thổ Châu đã đạt được 14/19 nhóm chỉ tiêu nông thôn mới và dự kiến hoàn thành các chỉ tiêu còn lại trong năm 2020. Trong thời gian tới, đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thổ Châu sẽ trung phát huy tối đa mọi nguồn lực, triển khai tốt các chương trình đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất… để Thổ Châu thực sự trở thành xã nông thôn mới, với mục tiêu mang lại cuộc sống no ấm, sung túc hơn cho người dân”- Chủ tịch UBND xã Thổ Châu khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28