Thiếu tướng Hoàng Quốc Định: Kiểm soát điện, nước là “cái gậy” để quản lý chung cư
Tắt chuông báo cháy vì điếc tai: Sai lầm chết người trong PCCC | |
Cháy nổ không còn là “cảnh báo” kỳ 2: Đâu là nguyên nhân? | |
Tập huấn kỹ năng thoát nạn, chữa cháy cho người dân tại tòa nhà cao tầng |
Sáng 29/3, bên lề hội nghị giao ban giữa Thường trực Thành ủy – HĐND – UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận huyện, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định – Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội đã phân tích những vấn đề liên quan đến tình hình PCCC chung cư cũng như các công trình cao tầng trên địa bàn TP.
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội. |
Theo ông Hoàng Quốc Định, tình hình cháy nổ vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, có dấu hiệu gia tăng trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội, cũng như liên quan đến môi trường cháy, chất cháy.
“Vừa qua xảy ra một số vụ cháy lớn đặc biệt nghiêm trọng như vậy, chúng tôi cho đó là sự cảnh báo, cảnh tỉnh đối với tất cả mọi người dân, cũng như cơ quan quản lý nhà nước để tránh việc xem nhẹ, coi thường, chủ quan công tác PCCC trong sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh”, Thiếu tướng Định cho hay.
Để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, ông Định cho rằng, phải tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người dân, người đứng đầu cơ sở sản xuất, cũng như cơ quan chức năng trên địa bàn TP. Cùng với đó, phải nâng cao kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm cho người dân khi có sự cố xảy ra.
“Thời gian tới phải siết chặt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về PCCC nói chung ở các tòa nhà chung cư cũng như công trình cao tầng. Các hạng mục phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra cháy nổ, cũng như thoát nạn, thoát hiểm phải bảo đảm tốt nhất”, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định nêu rõ quan điểm.
Cũng theo ông Định, cơ quan Cảnh sát PCCC Hà Nội xác định, chung cư, cũng như công trình cao tầng nói chung là những cơ sở trọng điểm có tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao và nếu xảy ra thì hậu quả rất nghiêm trọng. Do vậy, các ngành chức năng phải chủ động, tích cực kiểm tra, rà soát tất cả các công trình đã đưa vào sử dụng hoặc đang xây dựng để mọi vấn đề liên quan đến công tác PCCC đều phải đảm bảo đúng quy chuẩn.
Vụ cháy chung cư Carina ở TP Hồ Chí Minh vừa qua. |
“Chúng tôi đã báo cáo, đề xuất UBND TP chỉ đạo các đơn vị chức năng không cấp điện, nước cho các công trình không đảm bảo. Đây là việc làm cần thiết để chủ đầu tư nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC. Theo tôi biện pháp kiểm soát điện, nước là “cái gậy” cho công tác quản lý chung cư cũng như tòa nhà cao tầng”, ông Định cho hay.
Còn với người dân, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định khuyên, nên có ý thức tự trang bị cho mình kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm như việc mua các thiết bị (mặt nạ chống độc, thang dây, ống tụt…) bởi đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực.
“Các tòa nhà cũng phải ứng dụng công nghệ để hỗ trợ cảnh báo khói, cảnh báo cháy sớm để người dân biết, chủ động thoát nạn một cách nhanh nhất. Ứng dụng này còn có tác dụng báo cho lực lưỡng chữa cháy tại chỗ cũng như chuyên nghiệp có điều kiện tiếp cận nhanh nhất để chữa cháy, cứu hộ người dân thoát nạn nhanh nhất”, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội nêu rõ.
Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội vừa giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn. Qua giám sát cho thấy, có khá nhiều bất cập trong công tác PCCC. Với những nhà sử dụng đã lâu, thì hệ thống PCCC có nhưng nay không hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả, do chủ đầu tư khi thi công không chấp hành đúng quy định của Luật PCCC và việc kiểm tra, bảo dưỡng, bảo hành gần như không có. Còn những tòa nhà mới xây gần đây, do Luật PCCC quy định chặt chẽ, nên khi kiểm tra, nghiệm thu PCCC thì chấp hành, nhưng sau đó không thay thế, đầu tư, bảo dưỡng. Như một số tòa chung cư ở khu Trung Hòa-Nhân Chính khi kiểm tra các đường ống lâu không vận hành, đã bị bục hết. Nhiều nơi, khi xây dựng có thiết kế lối vào xe chữa cháy rõ ràng, nhưng xây xong lại cơi nới, trông giữ xe… làm mất lối vào. Hay hệ thống nước chữa cháy, vào mùa hè, nước sinh hoạt còn yếu nói gì đến nước chữa cháy…. Đáng chú ý, dù nhiều tòa chung cư trên địa bàn TP tồn tại, vi phạm về phòng cháy chữa cháy, nhưng người dân cũng không mặn mà về vấn đề này. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Cháy cửa hàng nội thất trên đường Đê La Thành
Phòng chống cháy nổ 29/10/2024 17:58
Nhanh chóng dập tắt đám cháy trong đêm trên đường Giải Phóng
Phòng chống cháy nổ 27/10/2024 09:24
Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại Trường THPT Mỹ Đức B
Phòng chống cháy nổ 23/10/2024 10:29
Khẩn trương khống chế đám cháy ở phố Thiên Hiền, Hà Nội
Phòng chống cháy nổ 21/10/2024 12:05
Thông tin về vụ cháy kho hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội tối ngày 16/10
Phòng chống cháy nổ 17/10/2024 10:35
Khẩn trương khống chế đám cháy ở Vĩnh Tuy
Phòng chống cháy nổ 16/10/2024 22:47