Thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế: Bệnh viện khó, bệnh nhân khổ

(LĐTĐ) Tình trạng vật tư y tế, thiếu thuốc đang diễn ra ở nhiều bệnh viện trên khắp cả nước, khiến không chỉ bệnh nhân khổ mà bệnh viện cũng lao đao. Và bị ảnh hưởng lớn nhất là người bệnh khi họ bị tước quyền lợi khi khám chữa bệnh vì không được hưởng các loại thuốc, vật tư y tế mà bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả.
Bộ Y tế cảnh báo thiếu thuốc Salbutamol do bệnh hô hấp gia tăng Tăng cường các giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá Không để thiếu thuốc cho nhu cầu điều trị

Người bệnh trăn trở khi thiếu đủ thứ...

Trước "cơn khát" và lo ngại thiếu thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện, nhiều bệnh nhân không khỏi băn khoăn, lo lắng. Đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh mãn tính, chạy thận nhân tạo, điều trị ung thư…

Chia sẻ với phóng viên, bà Lương Thị H (quê Hải Dương), trú tại ngõ 121 Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội), phải chạy thận 15 năm cho biết, thời gian qua trước thông tin nhiều bệnh viện thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế khiến bà lo lắng. Theo bà H, đều đặn mỗi tuần 3 lần, bà đều phải vào viện chạy thận. Việc chạy thận có bảo hiểm xã hội chi trả, tuy nhiên một vài tháng qua, bà và nhiều bệnh nhân phải mua thêm găng tay y tế bên ngoài.

“Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã phải mua tới hộp găng tay y tế thứ ba để phục vụ trong quá trình điều trị bệnh. Găng tay này được các bác sĩ sử dụng mỗi lần thay quả lọc thận, hoặc cắm kim tiêm… nhằm đảm bảo vô trùng cho bệnh nhân. Mỗi đôi găng tay sẽ được sử dụng riêng cho một người. Trước đó, loại găng tay này do bệnh viện cung cấp, bệnh nhân không mất phí. Tuy nhiên, thời gian gần đây nghe các nhân viên y tế nói bệnh viện thiếu găng tay và bệnh nhân sẽ phải tự mua bên ngoài, mang vào mỗi lần chạy thận” - bà H cho biết.

Thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế: Bệnh viện khó, bệnh nhân khổ
Bệnh nhân phải mua thêm găng tay y tế bên ngoài viện để phục vụ cho việc chạy thận.

Mỗi hộp găng tay như của bà H mua gồm có 50 chiếc, giá khoảng 90.000 - 100.000 đồng/hộp, mỗi buổi chạy thận sẽ dùng 2 đôi, một tuần chạy thận 3 lần… nên khá tốn kém cho bệnh nhân.

Cũng theo bà H, ngoài thiếu găng tay, thời gian gần đây do bệnh viện thiếu băng dính y tế nên người bệnh cũng phải mua ngoài mang vào. “Hiện bệnh viện đã khắc phục được tình trạng thiếu băng dính y tế. Tuy nhiên với găng tay y tế thì chưa biết khi nào có”, bà Huyền bày tỏ lo ngại.

Hay trường hợp cô Nguyễn Thu N (quê ở Phú Thọ), cũng là một trong những bệnh nhân chạy thận đã 17 năm, cho hay việc thay đổi găng tay y tế nhằm đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân chạy thận. Tuy nhiên, thời gian này, bệnh viện có yêu cầu bệnh nhân mua găng tay bên ngoài mang tới.

“Trước tôi có mua 3-4 hộp. Tuy nhiên, gần đây do khó khăn nên tôi cũng không mua thêm nữa. Mặc dù cũng lo ngại việc không dùng găng tay có thể lây nhiễm các bệnh khác, nhưng kinh tế hạn hẹp nên tôi cũng đành…”, cô N chia sẻ.

Tương tự, tại Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều), việc thiếu trang thiết bị y tế cũng gây ảnh hưởng nhiều tới việc khám, chữa bệnh của người dân. Chị Nguyễn H có người nhà tới điều trị tại cơ sở Tân Triều, cho hay: “Gần 1 tháng nay với những bệnh nhân nội trú hoặc người tới truyền dịch tại bệnh viện phải tự chuẩn bị kim luồn truyền dịch. Hiện nay, bệnh nhân luôn phải chuẩn bị hàng chục chiếc kim truyền dịch".

Theo người nhà bệnh nhân, với giá 3.000 đồng/chiếc kim luồn, số tiền không quá lớn. Tuy nhiên, nếu bệnh viện thiếu vật tư như thế này gây khó cho bệnh nhân rất nhiều, thậm chí sát ngày mổ, người nhà bệnh nhân vẫn phải tự mua bộ gây tê ngoài màng cứng…

Cũng theo phản ánh của người bệnh, tại một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT, ngoài việc chưa cung ứng kịp thời, đầy đủ vật tư y tế, hiện còn xảy ra tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh nên bệnh nhân buộc phải ra ngoài mua.

Thiếu thuốc không chỉ do chậm đấu thầu thuốc

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu - Giám đốc Bệnh viện E, cho biết tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế hiện nay gây bức xúc dư luận bởi thiếu trên toàn hệ thống. Nếu trước đó, bệnh viện thỉnh thoảng thiếu một vài loại thuốc, một vài loại vật tư y tế nhưng xảy ra nhỏ lẻ, thì hiện tại, bệnh viện ở đâu cũng thiếu.

Theo bác sĩ Hựu, gần đây có bệnh nhân đã thắc mắc, họ đến khám BHYT tại Bệnh viện E, được kê đơn 3 loại thuốc thì 2 loại thuốc là insulin và thuốc uống điều trị tiểu đường phải mua ngoài. Đáng nói 2 loại thuốc này đều nằm trong danh mục BHYT chi trả mà bệnh nhân được hưởng.

"Chúng tôi đã tìm hiểu và được biết, bệnh nhân đã mua 2 loại thuốc này hơn 450.000 đồng cho 1 tháng điều trị và đã phải mua ngoài trong vòng 3 tháng là hơn 1,3 triệu. Hiện tại, chúng tôi đã đấu thầu xong và đã giải quyết được việc thiếu 2 loại thuốc này, bảo vệ quyền lợi BHYT cho bệnh nhân", Giám đốc Bệnh viện E cho biết.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận, số tiền mua thuốc này của bệnh nhân không quá nhiều, nhưng nếu kéo dài thì đây không phải số tiền nhỏ. Hơn nữa, nếu nhiều người bệnh phải mua thuốc BHYT ngoài hoặc thuốc đắt tiền thì sẽ là thiệt thòi lớn cho người bệnh, nhiều người bệnh bị ảnh hưởng quyền lợi.

Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện E chia sẻ, thực tế, để đấu thầu sản phẩm thì cần 4-5 tháng. Các khoa, phòng khám làm chuyên môn nhu cầu bao nhiêu phải lên dự trù, thống kê và làm kế hoạch mua sắm. Các kế hoạch mua sắm này phải duyệt hồ sơ và lựa chọn đơn vị thầu. Quy trình làm thầu chậm có nhiều lý do.

"Tuy nhiên, việc thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc như hiện nay là chuyện không bình thường. Bên cạnh những yếu tố khách quan như trên thì cũng có nguyên nhân hiện nay các bệnh viện thận trọng hơn trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế", lãnh đạo Bệnh viện E nhận định.

Thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế: Bệnh viện khó, bệnh nhân khổ
Ảnh minh hoạ.

Theo bác sĩ Hựu, trước kia, khi thiếu thuốc, vật tư y tế tạm thời, các bệnh viện sẽ làm mọi cách để có thuốc, vật tư y tế sớm nhất để bảo đảm quyền lợi cho bệnh nhân. Các biện pháp trong đó có việc "đi vay" ở các bệnh viện bạn rồi trả sau, hoặc "vay" ở các đơn vị cung cấp thuốc và sau đó bổ sung hợp đồng mua bán sau.

Tuy nhiên, hiện nay, khi ngành Y tế đang có nhiều biến động, công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, các bệnh viện dù thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế sẽ vẫn chờ đấu thầu thuốc theo đúng quy trình. Mà việc đấu thấu cần thời gian.

"Giả sử bệnh viện dự kiến mua 1.000 viên thuốc nhưng sang năm lại dùng lên 1.500 viên, Bệnh viện sẽ phải bổ sung thầu. Nếu trước đây, khi thiếu hụt Bệnh viện sẵn sàng vay đơn vị cung cấp, mượn trước rồi làm hồ sơ trả sau. Nhưng hiện tại, không thể làm như vậy được nữa", bác sĩ Hựu chia sẻ.

Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, Bệnh viện E vẫn đang làm thầu để khắc phục tình trạng thiếu thuốc. Tuy nhiên, lãnh đạo Bệnh viện E cũng không đảm bảo đủ thuốc 100%.

Thầu đã xong nhưng cũng chưa dám chắc đủ thuốc, bởi có sản phẩm chỉ có một nhà cung cấp nhưng nhà cung cấp vì đại dịch sản xuất không kịp, phân phối không kịp thì cũng không thể chắc chắn sẽ có thuốc.

Tất cả các thủ tục hành chính bệnh viện cố gắng đẩy nhanh nhưng vẫn có điều kiện khách quan không thể triển khai được. Hiện Bệnh viện đang cố gắng để giảm thiểu tối đa việc thiếu thuốc.

"Việc thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế là điều mà chúng tôi hoàn toàn không mong muốn. Quyền lợi người bệnh bị ảnh hưởng, những phàn nàn, bất bình làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện", Giám đốc Bệnh viện E giãi bày.

Ngày 29/4/2022, trước nguy cơ thiếu thuốc và vật tư y tế, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 2206/BYT-BH đôn đốc mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế đáp ứng việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế để cung ứng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tìm giải pháp để công tác biên soạn sách giáo khoa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

Tìm giải pháp để công tác biên soạn sách giáo khoa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Báo Hànộimới tổ chức tọa đàm “Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đồng hành cùng các trường nâng cao chất lượng giảng dạy”.
Hà Nội: Điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Quốc Tử Giám

Hà Nội: Điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, đơn vị sẽ tiến hành điều chỉnh giao thông trên phố Quốc Tử Giám để phục vụ thi công gia cố nền ga S11 thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, tuyến Nhổn - Ga Hà Nội.
Bình Dương: Bổ nhiệm, điều động nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Bổ nhiệm, điều động nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao quyết định bổ nhiệm, điều động đến vị trí mới cho nhiều cán bộ chủ chốt.
LĐLĐ huyện Thanh Oai được trao Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam

LĐLĐ huyện Thanh Oai được trao Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Với sự phấn đấu bền bỉ của cả hệ thống Công đoàn và đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn huyện, năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đặc biệt vinh dự và tự hào được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc, đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp đơn vị đón nhận phần thưởng này.
Quận Đống Đa công bố công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa công bố công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính

(LĐTĐ) Ngày 27/12, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ, chính quyền phường, công tác cán bộ các phường sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Trao giải 2 cuộc thi về “Vòng tay Công đoàn” và phòng, chống ma túy

Trao giải 2 cuộc thi về “Vòng tay Công đoàn” và phòng, chống ma túy

(LĐTĐ) Chiều nay (27/12), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cho hai cuộc thi: Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV và Cuộc thi “Sáng tạo sản phẩm truyền thông về phòng chống ma túy”.
Vun đắp, lan tỏa văn hóa giao thông

Vun đắp, lan tỏa văn hóa giao thông

(LĐTĐ) Ngày 27/12, tại Trường liên cấp Newton (quận Bắc Từ Liêm), Ban Tổ chức Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" đã tổ chức Lễ tổng kết năm 2024 và phát động Chương trình năm 2025.

Tin khác

Pha oresol sai tỉ lệ có thể gây tử vong ở trẻ bị tiêu chảy

Pha oresol sai tỉ lệ có thể gây tử vong ở trẻ bị tiêu chảy

(LĐTĐ) Một trong những biện pháp quan trọng trong điều trị tiêu chảy là bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Tuy nhiên, việc sử dụng oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
Phần lớn người Việt quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh

Phần lớn người Việt quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh

(LĐTĐ) Khảo sát của Herbalife tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy: 9/10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất.
8 nhóm điểm mới cơ bản, trọng tâm của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024

8 nhóm điểm mới cơ bản, trọng tâm của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024

So với Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện hành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có 8 nhóm điểm mới cơ bản.
Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ

Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ

(LĐTĐ) Vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nối liền cổ chân bị đứt rời cho một nam bệnh nhân (34 tuổi, quê Phú Thọ). Đây là trường hợp hy hữu và đầy thách thức khi lưỡi máy cắt cỏ gãy văng trúng cổ chân với tốc độ cao, khiến toàn bộ cổ chân phải của bệnh nhân bị đứt lìa hoàn toàn.
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Trong năm 2025, ngành Y tế Thủ đô sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý điều hành, khám bệnh chữa bệnh, hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử, mở rộng triển khai Bệnh án điện tử để người dân được thụ hưởng các tiện ích trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả

(LĐTĐ) Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 để tổng kết, đánh giá việc triển khai công tác y tế năm 2024, và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2025. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2024, Bộ đã triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, đặc biệt là hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Xem thêm
Phiên bản di động