Thị trường nước mắm: Vàng, thau lẫn lộn

Thời gian gần đây, người tiêu dùng rất lúng túng, thậm chí hoang mang khi lựa chọn nước mắm, bởi thị trường có quá nhiều sản phẩm mang tên là nước mắm, trong đó không ít loại được làm ra từ hương liệu và phụ gia.
thi truong nuoc mam vang thau lan lon Kinh doanh thực phẩm “xanh”: Thị trường mở, cơ hội lớn
thi truong nuoc mam vang thau lan lon Thị trường hàng xách tay: Thả nổi đến bao giờ?

Nước mắm hay nước chấm?

Ai cũng hiểu, nước mắm là sản phẩm thu được từ quá trình lên men của hỗn hợp cá và muối trong khoảng 6 tháng. Nếu theo đúng quy trình này thì phải đến 2/3 sản phẩm nước mắm được bày bán ở các siêu thị không đúng là nước mắm. “Về nguyên tắc, nước mắm được làm từ cá và muối, nhưng đọc thành phần ở một số chai nước mắm bày bán ở siêu thị, hay ngoài chợ, tôi thấy đa phần nước mắm được làm từ đường, chất điều vị, chất bảo quản, chất tạo ngọt tổng hợp, màu tự nhiên… Loại cá mà các hãng này sử dụng cũng không cụ thể là cá cơm, cá chích hay cá thu mà chỉ có tinh chất cá hoặc hương cá. Rõ ràng, thị trường đang tồn tại một loại nước mắm pha chế và đang được để ngỏ các quy định quản lý, khiến người tiêu dùng đang rất khó khăn trong lựa chọn” - chị Lê Ngọc Lan (ở phố Đại Từ, quận Hoàng Mai) phản ánh.

thi truong nuoc mam vang thau lan lon
Người tiêu dùng băn khoăn về chất lượng nước mắm trên thị trường. Ảnh minh họa

Cũng như chị Lan, bác Đỗ Thị Hoa (quận Thanh Xuân) cho biết, khi mua, bác cũng không đọc kỹ các thành phần ghi trên nhãn mác mà cứ hỏi mua nước mắm rồi chủ cửa hàng giới thiệu loại nào ngon, giá hợp lý thì mua. Có những loại ăn thấy mùi nước mắm, nhưng lại nhàn nhạt lờ lợ, mùi cũng không thơm như nước mắm truyền thông xưa. Thấy nhiều người nói có những loại nước mắm gọi là nước mắm, nhưng lại chỉ làm bằng hóa chất và hương vị nước mắm, nên bác rất lo lắng.

Không chỉ chị Lan, bác Hoa, nhiều bà nội trợ cũng cảm nhận thấy vị khác biệt của các loại nước mắm. Bác Nguyễn Thị Dung (ở ngõ 286 phố Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) chia sẻ: Nước mắm hiện có nhiều loại để lựa chọn, song chỉ khi nếm, thì tôi mới thấy rõ sự khác biệt về chất lượng. Trong khi nước mắm truyền thống đậm vị, có mùi thơm đặc trưng và khá kén người ăn thì nước mắm công nghiệp có vị ngọt nên dễ ăn và giá cũng rất rẻ. Cùng là chai 500ml, nhưng nước mắm truyền thống có giá đắt gấp đôi (khoảng 60.000 đồng) so với nước mắm công nghiệp (từ 20.000 - 30.000 đồng). Trên những kệ hàng tại nhiều siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chiếm đa phần là nước mắm công nghiệp, trong khi sản phẩm truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Còn theo ông Lê Bốn - Chủ tịch Hội Làng nghề Nước mắm Nam Ô - địa chỉ với gần trăm năm sản xuất nước mắm truyền thống ở Đà Nẵng - khái niệm nước mắm đang bị hiểu và bị làm sai một cách vô tội vạ. Ông Bốn cho biết, nước mắm truyền thống ở vùng biển nào cũng vậy, chỉ được làm từ 2 nguyên liệu là cá và muối, ủ trong vòng từ 10 - 14 tháng mới cho nước mắm đúng chuẩn. Vì vậy, giá nước mắm cốt này thường cao hơn từ 2 lần so với nước mắm công nghiệp.

Cần trả lại đúng tên cho nước mắm

Ông Đặng Văn Chính - Chánh thanh tra Bộ Y tế - cho rằng: Nước mắm là sản phẩm quen thuộc và sử dụng hằng ngày trong bữa cơm gia đình. Loại thực phẩm quan trọng như vậy, nhưng suốt hơn 10 năm qua, chúng ta chưa có cuộc thanh tra chuyên đề nào với nhóm sản phẩm này. Nhất là khi trên thị trường, có nhiều loại có tên gọi là nước mắm, song thực chất lại không phải làm từ 2 nguyên liệu duy nhất là cá và muối. Thay vào đó, chúng được pha chế từ đủ loại hương liệu và các phụ gia tạo vị khác nhau.

Ông Đặng Văn Chính - Chánh thanh tra Bộ Y tế cho rằng: Nước mắmn là sản phẩm quen thuộc và sử dụng hằng ngày trong bữa cơm gia đình. Loại thực phẩm quan trọng như vậy, nhưng suốt hơn 10 năm qua, chúng ta chưa có cuộc thanh tra chuyên đề nào với nhóm sản phẩm này. Nhất là khi trên thị trường, có nhiều loại có tên gọi là nước mắm, song thực chất lại không phải làm từ 2 nguyên liệu duy nhất là cá và muối. Thay vào đó, chúng được pha chế từ đủ loại hương liệu và các phụ gia tạo vị khác nhau.

Thực tế nước mắm truyền thống đang phải chịu sự cạnh tranh không công bằng với các loại nước mắm công nghiệp. Nguyên nhân này bắt nguồn một phần từ việc thiếu các quy định chặt chẽ. Cụ thể, tên gọi nước mắm rất chung chung, không theo chuẩn mực nào, nên đã khiến người tiêu dùng nhầm lẫn giữa nước mắm công nghiệp (đi kèm với đó là các loại phụ gia, hương liệu) và nước mắm truyền thống (sản xuất tự nhiên từ quá trình ủ cá và muối). Cũng giống như ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, ông Lê Bốn cho rằng, dù muộn, nhưng còn hơn không, các cơ quan chức năng cần có quy định rõ ràng, chi tiết và cụ thể về từng loại nước mắm. Nếu đã có thêm các loại phụ gia, hương liệu để pha chế, tốt nhất nên gọi đó là nước chấm. Còn đã là nước mắm thì phải tuân thủ đúng quy chuẩn.

Kiến nghị chính đáng này sẽ là một trong những nội dung chính của đợt thanh, kiểm tra trên diện rộng các nhãn hiệu nước mắm đang lưu thông trên thị trường do Bộ Y tế triển khai. Ông Đặng Văn Chính - Chánh thanh tra Bộ Y tế cho biết: Đợt thanh kiểm tra lần này hướng tới các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng nước mắm, nhằm kiểm chứng xem tiêu chuẩn chất lượng mà cơ sở đó công bố có đúng với chất lượng thực sự trong sản phẩm. Nếu cơ sở công bố sản phẩm nước mắm từ nguyên liệu cá thì nhất định phải có hàm lượng cá, không có chuyện “công bố một đằng, chất lượng một nẻo”. Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra nhãn mác, chất lượng, phụ gia sử dụng trong nước mắm, các đoàn thanh tra sẽ lấy mẫu sản phẩm nước mắm để kiểm nghiệm chất lượng. Hiện Thanh tra Bộ Y tế, các đoàn thanh tra Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Thanh tra Sở Y tế, Chi cục ATTP các địa phương đã và đang tiến hành lấy mẫu sản phẩm nước mắm xét nghiệm trên toàn quốc.

Vân Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng ngày 3/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Thánh hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm hỏi, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm hỏi, tri ân chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 3/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tới thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn huyện Đông Anh.
Sôi nổi Hội diễn văn nghệ công nhân lao động Tổng công ty Vận tải Hà Nội

Sôi nổi Hội diễn văn nghệ công nhân lao động Tổng công ty Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 3/5, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Công đoàn Tổng công ty Vận tải Hà Nội tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân lao động Tổng công ty Vận tải Hà Nội năm 2024.
Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá  Việt Nam

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026).
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang được chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hà Nội; nhằm mục tiêu khỏe, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, khỏe để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện năm 2024 với sự tham gia của 1.125 vận động viên đến từ 164 Công đoàn cơ sở.

Tin khác

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 4 tăng 9% so với cùng kỳ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 4 tăng 9% so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,3%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 49,3%.
Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và cơ quan chức năng, nhiều hộ dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư, liên kết, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã trở thành đòn bẩy giúp sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân nông thôn.
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Xem thêm
Phiên bản di động