Thanh tra Bộ Tài chính xử lý nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp năm 2022

Năm 2022 có nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp phát sinh. Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức tiếp công dân tại trụ sở 303 lượt với 1.204 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Hơn 56.000 cuộc thanh tra tài chính trong 9 tháng Bộ Tài chính đề xuất lùi thời gian áp dụng tiêu chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sang năm 2024 Bộ Tài chính hoàn thành 100% nhiệm vụ về cải cách hành chính năm 2022

Tính đến ngày 15/12, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc gồm Tổng cục Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước... thực hiện trên 87,5 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng vốn đầu tư, quản lý giá, chứng khoán.

Các đơn vị kiểm tra trên 781 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, bắt giữ, xử lý trên 16 nghìn vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan. Tổng số đã kiến nghị xử lý tài chính là 72,9 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nộp ngân sách nhà nước 21,77 nghìn tỷ đồng; giảm lỗ, giảm khấu trừ, xử lý vi phạm hành chính và xử lý tài chính khác 51,1 nghìn tỷ đồng.

Công bố trong báo cáo hoạt động chuyên ngành năm 2022, Thanh tra Bộ Tài chính cho biết trong năm 2022, đơn vị này đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị chức năng tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trong năm 2022.

Thứ nhất, tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp. Hàng năm, căn cứ yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách của ngành và trên cơ sở định hướng của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ đều tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra cho ngành tài chính.

Trong đó, định hướng, xác định rõ nội dung, lĩnh vực cần tập trung thanh tra; chú trọng đến những lĩnh vực có khả năng xảy ra gian lận làm thất thu ngân sách, đảm bảo việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước chặt chẽ tiết kiệm; tập trung thanh tra công tác quản lý thuế, hải quan nhằm chống thất thu ngân sách Nhà nước; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022”, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 195/1.256 quy định, đạt 15,5% theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi hành công vụ. Thanh tra Bộ Tài chính cũng tham mưu trình lãnh đạo Bộ ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 của Bộ Tài chính. Tổng số các đơn vị được xác minh tài sản, thu nhập của Bộ Tài chính là 25 đơn vị, tổng số người được xác minh tài sản, thu nhập là 362 người.

Đối với quy định của pháp luật về thực thi công vụ, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc bộ đã tuân thủ quy định về công tác luân chuyển luân phiên, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính nhằm phòng ngừa tham nhũng. Năm 2022 đã thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với 5.416 người.

Thứ ba, việc thực hiện chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp, của công dân kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Việc tiếp công dân của người đứng đầu đảm bảo thời gian theo quy định, giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

Năm 2022 có nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp phát sinh. Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức tiếp công dân tại trụ sở 303 lượt với 1.204 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Thanh tra Bộ Tài chính giúp lãnh đạo Bộ Tài chính về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp không để tồn đọng, kéo dài.

Thứ tư, chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, tránh chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra. Cụ thể, ngay từ khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm cũng chỉ đạo toàn ngành thanh tra tài chính rà soát không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp; chủ động phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành xây dựng kế hoạch thanh tra.

Các cuộc thanh tra luôn thực hiện theo đúng định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt. Nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao và chỉ thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trong năm 2022, Thanh tra Bộ Tài chính tiến hành rà soát, tập trung thanh tra kiểm tra trước đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Đối với các doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh như nhà hàng, khách sạn, du lịch, hàng không... thì chưa thực hiện thanh tra, kiểm tra và chỉ xem xét phân tích rủi ro, báo cáo cơ quan cấp trên để thực hiện điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo quy định.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao kiến thức, kỹ năng về An toàn vệ sinh lao động cho Công đoàn cơ sở

Nâng cao kiến thức, kỹ năng về An toàn vệ sinh lao động cho Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Tập huấn an toàn vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ Công đoàn, cán bộ An toàn vệ sinh viên ở cơ sở về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.
Kỳ cuối: Gắn quy tắc ứng xử với cải cách hành chính

Kỳ cuối: Gắn quy tắc ứng xử với cải cách hành chính

(LĐTĐ) Trong nỗ lực kiến tạo một cộng đồng văn minh, đáng sống, xứng tầm là trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất cả nước, các cấp chính quyền thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh triển khai có hiệu quả hai bộ quy tắc ứng xử.
Tăng cường kiểm tra, rà soát các chung cư mini để đảm bảo PCCC

Tăng cường kiểm tra, rà soát các chung cư mini để đảm bảo PCCC

(LĐTĐ) Thời gian qua, đoàn kiểm tra liên ngành của các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã tiến hành kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) tại hàng loạt nhà ở nhiều căn hộ và nhà cho thuê trọ (thường được gọi là chung cư mini). Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng, chống cháy nổ cho người dân.
Hỗ trợ kịp thời theo Nghị quyết của HĐND Thành phố cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Hỗ trợ kịp thời theo Nghị quyết của HĐND Thành phố cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini

(LĐTĐ) Sau khi Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thông qua chế độ hỗ trợ đặc thù đối với các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy xảy ra tại chung cư mini thuộc quận Thanh Xuân, chiều tối 29/9, quận Thanh Xuân đã tổ chức chi trả tiền hỗ trợ tạm cư cho các nạn nhân.
Đồng Nai: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 4 người chết, 5 người bị thương nặng

Đồng Nai: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 4 người chết, 5 người bị thương nặng

(LĐTĐ) Vụ tai nạn xảy ra khi ôtô giường nằm Thành Bưởi và xe 16 chỗ chở hàng chục hành khách va chạm nhau trên Quốc lộ 20 khiến 4 người chết, nhiều người bị thương vào sáng 30/9.
LĐLĐ quận Đống Đa: Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ

LĐLĐ quận Đống Đa: Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Do đặc thù của Hà Nội có mật độ dân số đông, nhiều nhà chung cư, nguy cơ mất an toàn phòng cháy, chữa cháy cao, cử tri kiến nghị, cần nghiên cứu, xem xét để dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có những tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng về các tòa nhà cho thuê dưới hình thức nhà xây để ở và đưa ra những chế tài xử lý vi phạm phù hợp với thực tế của Thủ đô.

Tin khác

GDP từ góc nhìn của ADB

GDP từ góc nhìn của ADB

(LĐTĐ) Tại họp báo diễn ra ngày 27/9, ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam đánh giá, 2023 là năm đầy thách thức với kinh tế Việt Nam. Cầu bên ngoài yếu, cùng với sự phục hồi chậm của Trung Quốc ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Dù vậy, nền kinh tế vẫn trụ vững nhờ tiêu dùng nội địa mạnh, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải.
Ngân hàng đầu tiên phục vụ Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam

Ngân hàng đầu tiên phục vụ Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam

(LĐTĐ) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF - thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa lựa chọn BIDV là ngân hàng phục vụ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) do Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) tài trợ, trị giá 51,5 triệu USD (tương đương 1.235 tỷ đồng).
Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!

Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!

(LĐTĐ) Cuộc đua “cho vay để trả nợ ngân hàng khác” với lãi suất thấp hơn đã và đang diễn ra trong những ngày đầu tháng 9 sau khi Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực. Không chỉ tại các ngân hàng cổ phần, các “ông lớn” Big4 cũng tham gia khiến cuộc đua về lãi suất giữa các ngân hàng ngày càng “nóng” hơn.
“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ

“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023

BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023

(LĐTĐ) Ngày 14/9/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng 13 ngân hàng đối tác Nhật Bản tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023. Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023).
Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng

Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại mới thực hiện hỗ trợ lãi suất khoảng 681 tỷ đồng, tức mới giải ngân được khoảng 1,7% tổng quy mô gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng.
Để tín dụng xanh “chảy mạnh”

Để tín dụng xanh “chảy mạnh”

(LĐTĐ) Từ năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Đến năm 2018, trong Chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến 2030, ngành Ngân hàng xác định phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại không chỉ tích cực cho vay với các dự án “xanh” mà ngày càng mở rộng quy mô tín dụng xanh, thông qua việc huy động vốn từ các định chế tài chính nước ngoài.
Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ

Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ

(LĐTĐ) Một số ý kiến cho rằng cơ quan quản lý nhà nước không quản lý được thì cấm đối với việc mua bán xổ số online, mua hộ vé số. Về nội dung này, Bộ Tài chính khẳng định, pháp luật hiện hành không quy định cho phép bán vé số qua internet và việc mua vé số hộ.
BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD

BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD

(LĐTĐ) Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (do BIDV Ba Tháng Hai được giao ủy quyền) và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) diễn ra ngày mới đây tại TP.Hồ Chí Minh.
Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt

Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt

(LĐTĐ) Có thể tăng trưởng tín dụng giảm vì hạ lãi suất tiền gửi, song bù lại việc hạ lãi suất cho vay sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn được đưa vào sản xuất - kinh doanh sẽ tạo ra công ăn việc làm, lợi nhuận, phát triển kinh tế… rồi vốn lại trở về ngân hàng để quay vòng theo chu kỳ kinh tế như quy luật kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động