Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất tiếp tục được giữ lại ít nhất 21% ngân sách
Theo UBND TP.HCM, trong thời gian qua, Thành phố luôn giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo quốc phòng, năng suất lao động cao hơn bình quân cả nước trên 2,8 lần; có tỷ trọng đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế cả nước khoảng 23% GDP quốc gia… Ngoài ra, Thành phố đóng góp hằng năm 27% thu ngân sách cả nước và có số thu ngân sách chuyển về Trung ương cao nhất cả nước.
Bên cạnh một số kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian vừa qua, Thành phố vẫn đang đối diện với nhiều thách thức mới ngày càng gia tăng như: sự vượt trội về tăng trưởng kinh tế so với cả nước giảm, tỷ trọng xuất khẩu so với cả nước giảm, sự vượt trội về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh giảm, hạ tầng giao thông bất cập, cản trở lớn sự phát triển nhanh hơn, bền vững hơn của Thành phố.
TP.HCM đề xuất tiếp tục được gữ lại 21% ngân sách để có nguồn lực bổ sung cho các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược. |
Để TP.HCM phát triển nhanh, bền vững hơn, bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về phát triển Thành phố, trong bối cảnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố liên tục giảm, từ 33% vào năm 2000 xuống còn 18% giai đoạn 2017 - 2020, Thành phố cần phải có nhiều nguồn lực hơn.
Từ năm 2020 đến nay, TP.HCM có nhiều tờ trình xin tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách ít nhất 23% nhưng chỉ được chấp nhận mức 21%. Đến cuối năm 2022, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết 31, nêu rõ giữ tỉ lệ điều tiết ngân sách TP.HCM theo mức hiện nay là 21% đến hết năm 2025 và tiếp tục giữ ở mức không thấp hơn trong các năm tiếp theo. Do đó, khi góp ý đề án: “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan” của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, TP.HCM đề xuất giữ tỉ lệ điều tiết ngân sách theo mức hiện nay là 21% đến hết năm 2025 và tiếp tục giữ ở mức không thấp hơn trong các năm tiếp theo.
Theo UBND TP.HCM, việc được giữ lại ngân sách theo mức 21% đến hết năm 2025 và tiếp tục giữ ở mức không thấp hơn trong các năm tiếp theo sẽ tạo điều kiện để Thành phố có nguồn lực bổ sung cho các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược, đầu tư phát triển các dự án hạ tầng trọng điểm và nâng cao phúc lợi của người dân, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 18/11/2024 17:42