Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Giảm 239 đơn vị hành chính cấp huyện và xã tại 21 tỉnh, thành phố 37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp |
Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và 10 địa phương: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Thành phố Hồ Chí Minh sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới. Sau sắp xếp giảm 39 phường; tỉnh An Giang sắp xếp 2 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị hành chính cấp xã; tỉnh Đồng Tháp sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 2 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 2 đơn vị hành chính cấp xã.
Tỉnh Hà Nam thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng 1 huyện (thị xã Kim Bảng) và sắp xếp 29 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 18 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp, giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 11 đơn vị hành chính cấp xã.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Tỉnh Hà Tĩnh sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp huyện và 23 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3 đơn vị hành chính cấp huyện và 16 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 7 đơn vị hành chính cấp xã.
Tỉnh Phú Thọ sắp xếp 31 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã.
Tỉnh Quảng Ngãi sắp xếp 9 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 6 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 3 đơn vị hành chính cấp xã.
Tỉnh Quảng Trị sắp xếp 13 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 7 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 6 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh Sơn La thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng huyện (thị xã Mộc Châu) và sắp xếp 30 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 26 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 4 đơn vị hành chính cấp xã.
Tỉnh Trà Vinh sắp xếp 3 phường để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 2 phường. Tỉnh Vĩnh Phúc sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã.
Như vậy, Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp, thành lập với 6 cấp huyện và 361 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 5 đơn vị hành chính cấp huyện và 200 đơn vị hành chính cấp xã mới của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và 10 tỉnh. Sau sắp xếp, giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, có 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị) đề nghị không thực hiện sắp xếp 08 đơn vị hành chính cấp huyện; 10 tỉnh, thành phố (Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ chí Minh, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc) đề nghị không thực hiện sắp xếp 258 đơn vị hành chính cấp xã .
Số cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư là 3.478 người sau sắp xếp (trong đó, cấp huyện dôi dư 136 người, cấp xã dôi dư 3.342 người). Các địa phương đã xây dựng phương án chi tiết để bố trí, sắp xếp và giải quyết theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, dôi dư 338 trụ sở, tài sản công (cấp huyện dôi dư 9 trụ sở, cấp xã dôi dư 329 trụ sở). Các tỉnh, thành cũng đã xây dựng phương án chi tiết để xử lý số lượng trụ sở, tài sản công này.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố. Cơ quan thẩm tra cũng cơ bản đồng ý với phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách; giải quyết trụ sở, tài sản công dôi dư.
Cơ quan thẩm tra đề nghị xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của các nghị quyết từ ngày 1/1/2025. Riêng với tỉnh Sơn La là từ ngày 1/2/2025 để tạo điều kiện cho địa phương trong công tác chuẩn bị, kiện toàn tổ chức bộ máy, thay đổi con dấu và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, với 5 huyện mới hình thành sau sắp xếp, các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chí của đô thị loại II. Chính phủ thực hiện tiến độ hoàn thành việc đánh giá, công nhận loại đô thị này trước ngày 31/12/2024.
Sau khi nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra, các ý kiến thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 9 dự án luật, gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Dữ liệu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (bố trí trong chương trình đợt 2 của Kỳ họp). Xem xét 5/6 dự thảo nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 theo đề nghị của Tòa án nhân dân tối cao. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật
Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành
Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội
Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng
Tin khác
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật
Sự kiện 12/12/2024 22:35
Nâng cao trải nghiệm di chuyển tuyến metro số 1
Sự kiện 12/12/2024 17:58
Năm 2025, xem xét sửa Luật Báo chí, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Sự kiện 11/12/2024 15:02
Đề xuất nghiên cứu chế tài xử lý hành vi thao túng thị trường bất động sản
Sự kiện 10/12/2024 14:04
Tô thắm truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô
Sự kiện 10/12/2024 12:30
Sức lan tỏa toàn cầu, mang lại vị thế đặc biệt cho Giải thưởng VinFuture
Sự kiện 07/12/2024 11:16
TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025
Sự kiện 06/12/2024 17:30
Hà Nội gương mẫu đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sự kiện 06/12/2024 12:55
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung
Sự kiện 05/12/2024 23:07
Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng
Sự kiện 05/12/2024 11:45