Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện
Theo chương trình nội dung Kế hoạch và hướng dẫn của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố, Chi Cục phát triển nông thôn thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các quận Tây Hồ, Long Biên, Ba Đình và huyện Ứng Hòa đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 3629/QĐ- UBND ngày 08/07/2019 của Ủy ban nhân nhân thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phạm Xuân Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ cho biết, để chương trình mỗi mỗi xã một sản phẩm đi vào hiệu quả, các quận, huyện đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo; Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thành lập tổ giúp việc Hội đồng; Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng và tổ giúp việc Hội đồng; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm đến năm 2020 trên địa bàn các quận, huyện.
Cùng đó, tổ chức rà soát các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao, mang nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các vùng miền; tổ chức tập huấn đến các thành viên, tổ giúp việc của Hội đồng và các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Đến nay trên địa bàn quận Tây Hồ đề xuất xem xét 10 sản phẩm; quận Long Biên đề xuất 8 sản phẩm; quận Ba Đình đề xuất 02 sản phẩm; huyện Ứng Hòa đề xuất 10 sản phẩm.
Ông Phạm Xuân Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ phát biểu tại hội nghị |
Để hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt kết quả cao, ông Phạm Xuân Tài đề nghị Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố quan tâm, xem xét, hướng dẫn các Quận, Huyện và các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thực hiện đạt kết quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày một phát triển.
Tham dự hội nghị phân loại, đánh giá sản phẩm OCOP, quận Tây Hồ có 3 chủ thể tham gia đánh giá gồm: Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Tổng hợp Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ (xôi chè, xôi ngũ sắc, xôi xéo); Cơ sở bánh trung thu Bảo Phương (Bánh dẻo nhân đậu xanh; Bánh dẻo nhân thập cẩm; Oản đường; Bánh nướng nhân thập cẩm); Công ty Trách nhiệm Hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương (Kẹo ChocoLate Tổng hợp; Bánh cuộn Jambon vị thịt nướng; bánh quy Bơ Trứng).
Sản phẩm xôi Phú Thượng tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. |
Quận Long Biên có 1 chủ thể tham gia đánh giá là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hương Việt Sinh với các sản phẩm: Giò xào; Chả mỡ; Đậu phụ Hương Việt Sinh; Giò gà; Giá đỗ an toàn; Giò Lụa; Suất ăn an toàn; Ruốc heo. Quận Ba Đình có 1 chủ thể tham gia đánh giá là Hộ kinh doanh Bánh cốm Nguyên Ninh với sản phẩm: Cốm tươi xào- Hà Thành; Bánh cốm Nguyên Ninh.
Huyện Ứng Hòa có 3 chủ thể tham gia đánh giá gồm: Hợp tác xã VietGap Đồng Tiến (Bưởi diễn); Hộ kinh doanh Lương Tiến Mạnh (Chả quế; Giò lụa); Cơ sở sản xuất rượu Anh Quỳnh (Rượu ngâm gạo nếp cái hoa vàng; rượu ngâm quả mơ; rượu ngâm ba kích; rượu ngâm táo mèo; rượu trắng; rượu ngâm chuối hột).
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội cho hay, thời gian qua, chương trình OCOP đã nhận được sự hưởng ứng của các quận, huyện của Thành phố.
Tổ công tác tham gia thẩm định chất lượng, chấm điểm sản phẩm OCOP cho 4 quận, huyện. |
Các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP của Thành phố cơ bản đủ điều kiện để vào các siêu thị trên địa bàn. Đây cũng là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng cho các sản phẩm của các quận, huyện. Ông Chí cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới các địa phương tiếp tục rà soát, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện về hồ sơ, thủ tục để trong giai đoạn 2021-2025 mỗi năm Thành phố có thêm 400 sản phẩm được cấp sao.
Cùng đó, ông Chí nhấn mạnh, để chương trình OCOP ngày càng đi vào chiều sâu, Thành phố sẽ tăng cường phối hợp với Đoàn thanh niên; Hợp tác xã; Hội nông dân tổ chức các cuộc hội thảo hướng thanh niên, sinh viên mới ra trường khởi nghiệp tại địa phương, từ đó tìm ra các sản phẩm tiềm năng đưa vào sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế Thủ đô ngày càng phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 7/11
Tiêu dùng 07/11/2024 15:30