“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Tinh gọn bộ máy hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Mô hình chính quyền đô thị đã mang lại hiệu quả Hà Nội tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Trước đó, ngày 5/11, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết: “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”. Trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, tất cả vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu”.

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Tinh gọn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hệ thống chính trị; đồng thời có thêm nguồn để trả tiền lương tương xứng. (Ảnh minh họa)

Như Lao động Thủ đô từng có bài bình luận, ngay khi Nhà nước còn sơ khai, từ triều nhà Nguyễn đã đề ra “thước đo” về tổ chức bộ máy. Cụ thể, quy định rõ ràng, bao nhiêu dân thì cần một quan lại (cán bộ). Còn nay, khi bộ máy Nhà nước đã được hoàn thiện, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, cả nước đang tích cực triển khai chuyển đổi số để tiến tới xây dựng chính quyền số - kinh tế số - xã hội số thì khoa học về tổ chức bộ máy vẫn chưa ngang tầm. Bộ máy của toàn hệ thống chính trị vẫn cồng kềnh. Điều này không những ảnh hưởng đến nguồn ngân sách mà tạo “điểm nghẽn” rất lớn cho phát triển đất nước.

Dẫn chứng về sự cồng kềnh của bộ máy hành chính, thảo luận ở tổ, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ví dụ: Một bà mẹ sinh con, giấy chứng sinh trạm y tế cấp, rồi mang giấy đó sang công an lấy số định danh, rồi sang tư pháp lấy giấy khai sinh. Có giấy khai sinh lại quay trở về công an làm hộ khẩu, rồi sang y tế làm bảo hiểm...Vậy tại sao không để ở ngay trạm y tế đó, cho phép người mẹ 1 - 2 ngày hoàn thành tất cả các thủ tục? Tại sao lại phải sang tư pháp, khi đương nhiên người ta có cái đó rồi mà phải đi trình bày, làm những chuyện khổ như thế?

Theo Tổng Bí thư, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Việt Nam đạt được một số kết quả, bước đầu tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, một số bộ ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến cơ chế xin - cho, dễ nảy sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối. Bộ máy trong bộ, cơ quan ngang bộ còn nhiều tầng nấc, có cấp không rõ địa vị pháp lý; đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân tăng, gia tăng tình trạng “bộ trong bộ”…

Tổng Bí thư lưu ý, thời điểm 100 năm đất nước dưới sự lãnh đạo Đảng và 100 năm thành lập nước không còn xa, để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi. Muốn vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cần khẩn trương thực hiện “cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy” của hệ thống chính trị. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh nhiệm vụ hoàn thiện thể chế theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Hy vọng với cách làm quyết liệt, bài bản và khoa học, tới đây chúng ta sẽ thực hiện triệt để “cách mạng tinh gọn bộ máy” để tiết kiệm ngân sách thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đảm bảo an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội.

Lê Hà

Nên xem

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

(LĐTĐ) Kiên trì theo đuổi những giải pháp sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ số, chương trình Khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy được vinh danh với giải thưởng ASOCIO DX Award 2024, hạng mục Hệ sinh thái và giải pháp số (Emerging Digital Solutions & Ecosystem) trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO Digital Summit diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 6 - 8/11/2024.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã xem xét Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Đa dạng hoạt động chăm lo

Đa dạng hoạt động chăm lo

(LĐTĐ) Năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tăng lòng tin của CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn và hệ thống chính trị.
Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Trước xu thế đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì tâm huyết gắn với sáng tạo là những giá trị cốt lõi của người giáo viên, là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công yêu cầu xây dựng một nền giáo dục nhân văn, phát triển bền vững. Điều này được khẳng định qua ngày càng nhiều tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được công nhận, vinh danh ở Hà Nội và đang lan tỏa tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Tin khác

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

(LĐTĐ) Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ bổ sung cho hệ thống vận tải hiện nay chứ không phải cạnh tranh với hệ thống vận tải.
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phi Thường thống nhất cần thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự án tại Kỳ họp và nhấn mạnh thời điểm hiện nay dù chậm so với mong muốn nhưng là thời điểm thích hợp, hội tụ đủ các điều kiện.
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

(LĐTĐ) Quốc hội quyết định chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

(LĐTĐ) Lãnh đạo tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu quyết tâm tăng tỷ lệ giải ngân đầu tư công trong 2 tháng còn lại của năm 2024.
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm đã gây nên sự lãng phí rất lớn; do đó đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, các địa phương rà soát các công trình chậm, các công trình lãng phí báo cáo Tổ chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh để có giải pháp xử lý.
Xem thêm
Phiên bản di động