Thần tốc, thần tốc sơ tán dân!
Chuyên gia phân tích về khả năng ảnh hưởng của bão số 9 Tin bão mới nhất: Bão sô 9, gió giật cấp 15 cực kì nguy hiểm Cấm biển, cấm cầu, dừng sản xuất, cho trẻ nghỉ học, khẩn trương sơ tán dân |
Vị trí và đường đi của bão số 9. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia. |
Rút kinh nghiệm ở đợt thiên tai vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp dẫn đến lũ ống, lũ quét, xả lũ mà một số địa phương bị thiệt hại nặng về người và của. Đặc biệt là các sự cố liên quan đến lở núi, sạt đất tại Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Do đó, trước diễn biến phức tạp của bão số 9 và dự báo có thể mạnh cấp 12, giật cấp 13 khi đổ bộ, sáng 26/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia về công tác dự báo, đảm bảo thông tin nhanh và chính xác nhất đến các địa phương, người dân để có các biện pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.
Sau khi nghe các bộ, ngành báo cáo, Thủ tướng đánh giá cao các bộ, ngành địa phương đã nhận thức rõ nguy cơ lũ lụt và nhấn mạnh, cơn bão này có thể gây ra tình trạng lũ chồng lũ. Do đó, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là cập nhật dự báo chính xác nhất để thông tin đến các địa phương, bộ, ngành và nhân dân để thực hiện chỉ đạo cũng như ứng phó.
Đặc biệt nhấn mạnh, bão số 9 có thể gây thiên tai cấp độ 4 từ Nam Nghệ An trở vào, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải đôn đốc kiểm tra thực hiện Công điện của Thủ tướng về ứng phó với bão số 9. Việc quan trọng đầu tiên là Đài Khí tượng Thủy văn Trung ương, các đài khí tượng cả nước thường xuyên thông tin kịp thời, liên tục với các cấp các ngành để có phương án chủ động, kịp thời.
Thủ tướng lưu ý, bão chồng bão, lũ chồng lũ là điều hết sức nguy hiểm khi đất, núi của các tỉnh miền Trung vừa rồi đã ngập sâu nhiều ngày trong mưa lũ. Do đó, với cơn bão số 9 này, mưa lớn có thể gây ra nguy cơ sạt lở đất và lũ về rất nhanh, cấp độ lớn.
Nêu thực tế có những ngọn núi sạt lở xa đến 1,6 km, Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan và phải có phương án di dời dân: "Thứ nhất là tình trạng lở đất ở miền Trung có thể xảy ra nên yêu cầu phương án di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Đây là kinh nghiệm rất xương máu, khi mưa liên tục thì có thể gây sạt lở núi.
Thứ hai là ven sông, biển nơi bão đi qua có nguy cơ rủi ro cao và ảnh hưởng nặng nề. Thứ ba là đảm bảo an toàn các hồ đập. Tình hình hồ đập ở các tỉnh miền Trung đã xuống cấp, đáng báo động, cần xả theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân”. Thủ tướng cho biết, theo dự báo thì giông lốc, gió bão mạnh có thể từ 27-28/10, nhất là tối 28 tình hình dự báo có thể nghiêm trọng.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn cho người. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và người dân không được mất cảnh giác, thực hiện tốt nhất phương châm 4 tại chỗ. Nhất là đối với các địa phương Nam Trung bộ chưa từng có cơn bão lớn như thế này, ít kinh nghiệm chống bão, thì càng phải chủ động hơn.
Đặc biệt là phải có phương án di dời dân, kêu gọi tàu bè vào bờ, cương quyết đưa ngư dân lên bờ để khi bão đến không có ai ở dưới thuyền bè. Rút kinh nghiệm từ các cơn bão trước đây, có những chủ tàu, bè nuôi trồng hải sản nếu buộc người lao động ở lại trên tàu, bè, dẫn đến có người thiệt mạng, Thủ tướng yêu cầu không được để tình trạng này xảy ra. Những vi phạm phải bị xử lý theo quy định pháp luật.
Đi liền với đó là chủ động sơ tán dân ở vùng thấp và ven biển, bởi đây là vùng có sóng lớn, ảnh hưởng đê bao, đê biển, nguy cơ rủi ro đến tài sản, tính mạng của nhân dân. Các địa phương cũng phải khuyến cáo người dân chèn, chống nhà cửa đảm bảo an toàn; theo dõi chặt chẽ các hồ, đập và có phương án xả đảm bảo an toàn, rút kinh nghiệm như điều tiết hồ Kẻ Gỗ vừa rồi có thời điểm chưa phù hợp.
Từ sự chỉ đạo rất sát sao và khoa học của Thủ tướng, đến rút kinh nghiệm những sự cố thiên tai nghiêm trọng vừa qua, để đối phó với cơn bão số 9 việc cần làm ngay là phải “thần tốc, thần tốc” sơ tán dân, các cơ quan, đơn vị, doanh trại quân đội ở những địa điểm có nguy cơ cao đến nơi an toàn.
Đặc biệt, cần tính toán, sơ tán các cán bộ, công nhân tại những công trình thủy điện nhỏ và vừa có thể xảy ra nguy cơ sạt lở. Bão đang “thần tốc” đổ bộ vào nước ta, một lần nữa chúng ta lại phát huy tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa” để đối phó với bão nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất có thể!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29