Thẩm định các xã của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Ngày 21/12, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Đoàn thẩm định 4 xã của huyện Đan Phượng (Thượng Mỗ, Liên Hồng, Hạ Mỗ, Thọ Xuân) đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020.
Hoài Đức thực hiện nhiệm vụ kép kết hợp phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch Tiếp tục nâng cao đời sống của nông dân Kết quả ấn tượng trong xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Oai

Theo báo cáo của các địa phương, ngay sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, các xã đã tập trung lãnh đạo, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, cơ chế chính sách của Trung ương và Thành phố để tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương.

Thẩm định các xã của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn phát biểu tại hội nghị thẩm định xã nông thôn mới nâng cao của huyện Đan Phượng (Ảnh: Mai Quý)

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, làm tốt công tác giám sát thực hiện các chương trình, dự án, góp phần thực hiện có hiệu quả các tiêu chí về nông thôn mới nâng cao theo quy định.

Đến nay, diện mạo nông thôn các xã Thượng Mỗ, Liên Hồng, Hạ Mỗ, Thọ Xuân đều khang trang; đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa; đời sống người dân được cải thiện nhiều so với kết quả xây dựng nông thôn mới trước đây.

Cụ thể, tại xã Thượng Mỗ, toàn xã có 256ha đất nông nghiệp, địa phương đã chuyển đổi sang trồng bưởi tôm vàng 143ha. Nhờ chuyển đổi hiệu quả, người dân đẩy mạnh phát triển kinh doanh, dịch vụ, đến hết năm 2020, thu nhập bình quân đạt 61,85 triệu đồng/người, cao hơn 1,2 lần so với bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn của thành phố.

Tại xã Thọ Xuân, từ năm 2016 đến nay, xã đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp được 8 công trình giao thông, chiều dài 7km, nâng tổng số đường giao thông của xã được cứng hóa hơn 54km; xã có 3 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trong đó, Trường Tiểu học Thọ Xuân đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Tại xã Liên Hồng, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, đến nay, 91% người dân đã tham gia bảo hiểm y tế; 100% thôn, làng đạt danh hiệu văn hóa; 80% lao động có việc làm qua đào tạo. Tại xã Hạ Mỗ, trong 5 năm qua, xã đã huy động được 124 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, trong đó, nhân dân đã đóng góp, xã hội hóa được gần 13 tỷ đồng…

Phát biểu kết luận hội nghị đánh giá, chấm điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tại 4 xã: Thượng Mỗ, Liên Hồng, Hạ Mỗ và Thọ Xuân, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết, căn cứ vào hướng dẫn đánh giá, chấm điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của thành phố Hà Nội, 3 xã: Thượng Mỗ, Liên Hồng và Thọ Xuân đã đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn năm 2020.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động