Thái Nguyên phát triển 3 trụ cột “Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số”
Thái Nguyên: Đồng hành cùng doanh nghiệp để hoàn thành “mục tiêu kép” Thái Nguyên cải thiện môi trường làm việc cho lực lượng tuyến đầu chống dịch |
Theo dòng lịch sử, kể từ khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên đã trở thành phên giậu trực tiếp che chở phía Bắc kinh thành. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1076-1077, phần đất phía Nam Thái Nguyên từng là địa đầu của phòng tuyến sông Cầu, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quan quân nhà Lý với Nhà Tống…
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. (Ảnh: Tư liệu TTXVN ) |
Đến năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đất nước được chia thành tỉnh hạt, trấn Thái Nguyên trở thành tỉnh Thái Nguyên. Sách Đại Nam Thực Lục, tập 3, trang 219 có ghi: Ngày 4/11/1831 (nhằm ngày mùng 1/10 Tân Mão, năm Minh Mạng thứ XII), nhà Vua phê chuẩn nhiều công việc trong đó có việc ban hành cơ chế quản lý hành chính mới, trong đó thành lập hơn 20 tỉnh. Trấn Thái Nguyên được gọi là tỉnh bao gồm 2 Phủ là Thông Hóa và Phú Bình; 9 huyện là Cảm Hóa, Tư Nông, Bình Tuyền, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Phổ Yên, Văn Lãng, Đồng Hỷ. 2 Châu là Bạch Thông và Đinh Châu…
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thường xuyên qua lại hoạt động, phát triển lực lượng ở Thái Nguyên. Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới Thái Nguyên và lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống Pháp từ căn cứ chính tại ATK Định Hóa. Cũng tại đây, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng đã quyết định mở Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 cũng như quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và hàng loạt sự kiện quan trọng khác.
Từ năm 1956 đến 1975, Thái Nguyên là một tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc và thành phố Thái Nguyên là thủ phủ của khu tự trị này. Trước đó, năm 1890, chính quyền Pháp chia tỉnh Thái Nguyên thời nhà Nguyễn thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Năm 1965, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Để phù hợp với tình hình mới, ngày 1/1/1997 tỉnh Bắc Thái được chia lại thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan dây chuyền sản xuất Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (Ảnh: CP) |
190 năm đã trôi qua từ khi thành lập vào ngày 4/11/1831, đặc biệt qua hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên thế hệ nối tiếp các thế hệ đã có những quyết sách phù hợp đưa Thái Nguyên không ngừng phát triển. Từ một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, từng là “trung tâm” công nghiệp sản xuất thép của cả nước, nhưng kết cấu hạ tầng thấp kém, nền nông nghiệp phụ thuộc vào cây chè nhưng giá trị gia tăng chưa cao, đến nay Thái Nguyên đã vươn lên thành một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực trung du miền núi, phía Bắc về các chỉ số số phát triển kinh tế - xã hội.
Một trong những điểm nhấn của Thái Nguyên là trong chiến lược phát triển kinh tế luôn ưu tiên những lĩnh vực trọng tâm để phát huy lợi thế so sánh (điều kiện tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng, vị trí địa lý), gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển cơ cấu kinh tế và tập trung phát triển hạ tầng cơ sở để thu hút đầu tư lĩnh vực công nghệ cao.
Thực hiện chiến lược này, mà trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân đạt 11,1%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 14,5%/năm; dịch vụ tăng 7,3%/năm; nông - lâm - thủy sản tăng 3,8%/năm. Đến năm 2020, quy mô tổng sản phẩm trong tỉnh (tính theo giá hiện hành) đạt 120.830 tỷ đồng (tương đương 5,1 tỷ USD), gấp 1,9 lần so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người tăng từ 51 triệu đồng/người năm 2015 lên 90 triệu đồng/người năm 2020 (gấp 1,76 lần so với năm 2015). Riêng 9 tháng đầu năm 2020, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh đạt 610 nghìn tỷ đồng, giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 21,31 tỷ USD (một trong những địa phương có giá trị xuất khẩu cao nhất)… Cạnh đó, Thái Nguyên cũng là một trong những địa phương thu hút tập đoàn Samsung đặt nhà máy sản xuất tại tỉnh quy mô vào loại lớn nhất miền Bắc.
Bà Nguyễn Thanh Hải - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Việt Hùng (thứ 2 từ phải sang) kiểm tra công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng (Ảnh khi chưa diễn ra dịch Covid-19 lần thứ 4). |
Để phát huy truyền thống lịch sử 190 năm, đặc biệt là những thành tựu đạt được trong những năm gần đây, Thái Nguyên đang trên chặng đường phát triển mới, với một quyết tâm cháy bỏng trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030, là xây dựng Thái Nguyên luôn bình yên, hạnh phúc sung túc và phát triển, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên - Nguyễn Thanh Hải cho hay: Tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh; đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp, xuyên suốt của Đảng; lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp để khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh, đồng thời huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như thế mạnh trong phát triển công nghiệp, phát triển giáo dục, y tế, cung cấp nguồn nhân lực… Xây dựng đội ngũ cán bộ tinh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực; phát triển đồng bộ trên cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17