Tết Trung thu ở Hà Nội: Dần trở về nét đẹp xưa

(LĐTĐ) Nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển của nền kinh tế, tết Trung thu cổ truyền đã có nhiều thay đổi. Cùng với nhiều nét văn hóa truyền thống vẫn đang được nỗ lực giữ gìn, tết Trung thu của Hà Nội  đang dần trở về nét đẹp xưa và ngày càng có ý nghĩa hơn.
tet trung thu o ha noi dan tro ve net dep xua Mang Tết Trung thu đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
tet trung thu o ha noi dan tro ve net dep xua Tết Trung thu phố cổ 2019: Hướng tới lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống

Nét xưa hồi sinh

Thời điểm này, không khí vui đón Trung thu đã rộn ràng trên nhiều con phố và các điểm vui chơi của Hà Nội. Phố Hàng Mã, nơi kinh doanh các mặt hàng đồ chơi Trung thu đã tấp nập suốt cả tháng nay. Ngoài ra, tại những điểm đến như phố bích họa Phùng Hưng, khu phố cổ Hà Nội (ngôi nhà 87 Mã Mây, Trung tâm Giao lưu văn hóa 50 Đào Duy Từ, đình Kim Ngân), Bảo tàng Dân tộc học, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long… tưng bừng các hoạt động vui đón Trung thu. Những hoạt động tương tác, trải nghiệm đều nỗ lực hướng người dân và du khách trở lại nét đẹp Trung thu xưa. Văn hóa vui đón Trung thu cũng dần trở nên ý nghĩa, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian.

Tranh thủ dịp tết Trung thu, vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Anh, quận Hai Bà Trưng, cho các cháu đi chơi phố cổ. Cả ngày loanh quanh với máy bay, xe tăng… giờ các cháu cảm thấy rất mới lạ với những món đồ chơi truyền thống như: Tò he, đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi… Đến với chợ Trung thu truyền thống, các cháu không chỉ được vui chơi mà còn hiểu hơn về nét đẹp văn hóa của dân tộc.

tet trung thu o ha noi dan tro ve net dep xua

Người dân đi chơi Tết Trung thu trên phố Bích họa Phùng Hưng.

Thực tế, nhiều năm trở lại đây, tết Trung thu đã có không ít thay đổi, nhưng với xu hướng nhớ về truyền thống, tết Trung thu đang dần trở về nét đẹp xưa. Theo lời nghệ nhân Nguyễn Xuân Long, với xu hướng tìm về nét đẹp Trung thu truyền thống, những nghệ nhân đã tìm lại được niềm vui.

Điều này có thể thấy rõ khi số lượng các đồ chơi Trung thu truyền thống xuất hiện ngoài thị trường nhiều hơn, xu hướng người dân tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống cũng nhiều hơn trước. “Tôi nhớ, chỉ vài năm trước, khi tham gia một lễ hội Trung thu, của gian hàng tôi bầy hơn 100 chiếc đèn kéo quân đến tham dự nhưng cả ngày cũng chỉ có vài người hỏi mua. Nhưng xu thế năm nay đã tốt hơn rất nhiều, thậm chí có những món đồ nghệ nhân làm không kịp bán như đèn kéo quân, tò he…”, nghệ nhân Nguyễn Xuân Long chia sẻ.

Nắm bắt được xu thế này, ngay trước dịp tết Trung thu, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã lên kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tuyền thống, hướng về cội nguồn. Trên tuyến phố bích họa Phùng Hưng, để thu hút du khách thập phương, bên cạnh các dãy đèn lồng làm điểm nhấn, Ban Tổ chức đã sắp xếp nhiều các gian hàng giới thiệu về đồ chơi, các nghệ nhân và thợ thủ công từ Hà Nội và các tỉnh lân cận về hướng dẫn cách làm đèn ông sao, đèn kéo quân và nhiều đồ chơi truyền thống như tàu thủy bằng sắt tây, mặt nạ giấy bồi, tò he đất, chuồn chuồn tre, diều giấy...

Ngoài ra, nhiều địa điểm cũng được bố trí các hoạt động trải nghiệm, mời nghệ nhân ở các làng nghề đến hướng dẫn cho trẻ nhỏ cách làm các món đồ chơi, vật phẩm Trung thu truyền thống như: Đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, làm bánh Trung thu… Đó là tín hiệu tốt để những nghệ nhân làm đồ chơi truyền thống được tiếp thêm tình yêu để giữ nghề của ông cha.

Hương vị truyền thống chiếm ưu thế

Tết Trung thu ở Hà Nội xưa kia còn có nhiều phong tục như: Thi đèn, thi cỗ, thi múa sư tử với đủ loại thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, người cầm côn hộ vệ đầu sư tử. Lại có cả thi hát trống quân, vừa hát vừa đánh nhịp vào một sợi dây căng trên một chiếc thùng rỗng, tiếng kêu “thùng thình” đặc trưng của tiếng trống mùa Trung thu.

Ngày nay, phong tục tết Trung thu không bị mất nhưng thú chơi tết Trung Thu cũng đã có nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực giữ gìn, tết Trung thu của Hà Nội đang dần trở về nét đẹp xưa và ngày càng có ý nghĩa hơn.

Cứ gần đến Tết Trung thu, phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, lại trở nên nhộn nhịp khi hàng dài người xếp hàng chờ mua bánh ở cửa hàng Bảo Phương. Đoàn người kéo dài cả trăm mét, từ sáng sớm đến tận tối đêm, hết lượt này đến lượt khác đứng xếp hàng chờ tới lượt như thời bao cấp. Đứng trong dòng người đội mưa chờ đợi, nhiều người dân cho biết, năm nào cũng vậy cứ đến ngày này lại ra đây xếp hàng để chờ mua bánh. Đa số họ đều muốn mua được bánh Trung thu có hương vị truyền thống, cổ xưa

Do nhu cầu cao nên khách hàng đến mua bánh luôn trong tình trạng chen lấn, xếp hàng dài, phải chờ lâu mong tới lượt mua, trong khi biển treo "hết bánh" thường xuyên được chủ cửa hàng trưng ra. Nhiều người còn bỏ công canh từ 6h hoặc chờ đến hơn 22h để mong mua bánh được nhanh, không cần xếp hàng chờ. Ngoài Bảo Phương, Hà Nội còn có 4 nhãn hiệu bánh gia truyền nổi tiếng khác là Ninh Hương, Phương Soát, Bà Dân, Gia Trịnh, đều tập trung tại khu vực quận Hoàn Kiếm. Những nghệ nhân đồng thời là chủ hiệu bánh hầu hết đều là người của làng nghề sản xuất bánh nổi tiếng xưa là Xuân Đỉnh hay La Phù.

Lý giải nguyên nhân khách luôn chen nhau mua cho được bánh tại các cửa hàng này, trong khi các nhãn hiệu bánh hiện đại với các loại bánh lạ, đắt tiền như vi cá, bào ngư, nhân lạnh... ế ẩm, nhiều người cho rằng nhờ uy tín, chất lượng của bánh. Các loại bánh ở đây đều có vị quen thuộc như nhân lạp xưởng, hạt sen, đậu xanh... Ngoài ra, một số cửa hàng cũng có thêm loại bánh nhân trà xanh, trứng muối. Bánh được khuyến cáo sử dụng nhanh, với hạn sử dụng cho bánh nướng là 10 ngày, bánh dẻo 7 ngày.

Đến mua hàng, khách được nhìn tận mắt quy trình làm bánh, từ bột bánh, nhân bánh đến dập khuôn, nướng và đóng hộp. Mỗi lô bánh ra đến đâu được bán hết đến đó, không có tình trạng bánh thừa, ế để sang ngày hôm sau. Không những thế, hạn sử dụng ngắn cũng khiến nhiều người mua tin rằng bánh không chứa chất bảo quản, an toàn khi sử dụng.

“Độc” và “lạ” như vậy nên những chiếc bánh mang phong vị truyền thống vẫn luôn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường hàng chục năm qua. Điều quan trong hơn, bởi Trung Thu là tết cổ truyền nên trách nhiệm giữ gìn nét truyền thống của dân tộc không phải của riêng ai.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động