Tết Trung thu cổ truyền - Gìn giữ, phát huy và lan tỏa
Tết Trung thu ấm áp và khác biệt của trẻ em Thủ đô Hà Nội trao 1000 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Trung thu Tết Đoàn viên ấm áp của những người khiếm thị |
Tham dự chương trình có nhiều chuyên gia uy tín như: Nhà sử học Dương Trung Quốc; TS Phan Đăng Long - Nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Tiến sĩ Vũ Hồng Nhi - Phó Trưởng phòng Truyền thông giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; TS Vũ Thế Long - chuyên ngành nghiên cứu môi trường và lịch sử văn hóa; nhà văn Lê Phương Liên; Nhà báo Vũ Tuyết Nhung; Nhà thơ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng…
Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ tại toạ đàm. |
Đặc biệt chương trình còn có sự tham gia của 2 nghệ nhân đồ chơi dân gian: Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền (83 tuổi, ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã có hơn 60 năm làm đèn kéo quân. Bà Phạm Nguyệt Ánh (73 tuổi, ở tổ 2, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) - người vẫn miệt mài ngày đêm làm ra các con giống, đĩa hoa quả bằng bột.
Điều lôi cuốn trong khuôn khổ chương trình còn là trưng bày gần 30 bức ảnh về Trung thu Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay sưu tầm. Các bức ảnh là những câu chuyện về các đồ chơi Trung thu, cách đón Trung thu của người Hà Nội sau năm 1945.
Bức ảnh về Trung thu Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay sưu tầm. |
Các chuyên gia đã chia sẻ những câu chuyện, ký ức, nghiên cứu về Tết Trung thu cổ truyền qua những góc nhìn khác nhau: đồ chơi Tết Trung thu, mâm cỗ Trung thu, về những nét văn hóa đẹp cần gìn giữ, lan tỏa.
Tại chương trình tọa đàm, nhà sử học Dương Trung Quốc đã có những chia sẻ nhiều cảm xúc về Tết Trung thu xưa qua những câu chuyện và những bức ảnh sưu tầm.
Ông tâm sự: "Tết Trung thu năm nay có vẻ "bình thương mới" rồi nhưng Trung thu ở cái tuổi mình ngại nhìn nhận xung quanh mà vẫn thích "hồi cổ". Bởi lẽ, Trung thu là dịp để trẻ em vui đón và người lớn nhớ lại tuổi thơ của mình.
Bức ảnh về cửa hàng bán đồ chơi Trung thu trên phố Hàng Gai xưa. |
Ông khẳng định, chủ đề của buổi tọa đàm rất hữu ích trong cuộc sống hiện nay, khi những guồng quay gấp gáp của cuộc sống hiện đại đang dần lấn át và tạo nên nhiều thách thức những giá trị văn hóa truyền thống.
"Chúng ta chứng kiến những thay đổi và đồng thời, phải có sự đổi mới trong cách nhìn nhận. Đổi mới không có nghĩa là sự quay lưng lại. Chúng ta không biến những giá trị truyền thống đó thành bảo tàng mà cần có sự tách lọc, trong đó những giá trị truyền thống, bản sắc cần phải giữ gìn, đồng thời, hướng tới những cái mới, phù hợp để cuộc sống của giới trẻ ngày càng phong phú hơn...", nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Tại tọa đàm, TS. Vũ Hồng Nhi, Phó Trưởng phòng Truyền thông Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã chia sẻ nhiều thông tin về các nghệ nhân đồ chơi dân gian, những người đã góp phần "giữ lửa" cho Trung thu xưa để các bạn nhỏ ngày nay có thể hiểu rõ và tham gia những trò chơi dân gian thú vị.
TS Phan Đăng Long, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chia sẻ tại toạ đàm. |
Những tâm huyết, nỗ lực của các nghệ nhân, thợ thủ công làm đồ chơi trong nhiều năm qua đã góp phần giữ và truyền lửa cho Tết Trung thu cổ truyền. Tuy nhiên, cũng rất cần có sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức văn hóa trong việc giới thiệu và tổ chức các hoạt động đón Tết Trung thu cho trẻ em với những đồ chơi, trò chơi dân gian có tính giáo dục cao để những giá trị cốt lõi của Tết trẻ em này sẽ được tiếp tục gìn giữ, lan tỏa và không ngừng nhân lên.
Còn TS. Vũ Thế Long chia sẻ về những kỷ niệm về những trò chơi Trung thu truyền thống cũng như những suy nghĩ của ông về việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của các đồ chơi Trung thu.
"Đồ chơi Trung thu ở Việt Nam có nhiều loại hình, thể loại có loại hợp với em gái, có loại hợp với em trai và có loại phù hợp với các cụ cao niên cần được trân trọng và bảo tồn. Những loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị cấm theo quy định của pháp luật.
Những năm gần đây một số nơi trong nước đã tổ chức lễ hội Trung thu trong đó có những hoạt động thi xe hoa trung thu không kém gì các nước có carnavan truyền thống mà thành phố Yên Bái là một ví dụ liên hoan hội đèn cộng đồng rất thành công. Nên tổ chức hội Trung thu trong nhiều tỉnh thành vì đây là một giá trị văn hóa sẽ có đóng góp lớn cho phát triển công nghiệp văn hóa du lịch ở nước ta".
Tại toạ đàm, TS Phan Đăng Long, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, hàng năm, mỗi khi đến Tết Trung thu, thành phố đều có những chỉ đạo sát sao, cụ thể về công tác tuyên truyền, chăm lo vật chất, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho thiếu nhi vào dịp này.
Việc quán triệt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống luôn được đặt lên hàng đầu. Từ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố đến hệ thống các cơ quan báo chí, truyền thông đều có nhiệm vụ đưa những tin, bài phù hợp giới thiệu về lịch sử, về ý nghĩa xã hội sâu sắc, nhân văn của Tết Trung thu theo truyền thống dân tộc. Cùng với đó là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Thành phố đến Tết Trung thu. Đặc biệt là sự quan tâm, chăm lo nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất trong điều kiện cụ thể đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi người dân, cho mỗi cháu thiếu niên nhi đồng. Những hoàn cảnh nghèo, khó khăn, phận đời bất hạnh đều được chú trọng hỗ trợ, giúp đỡ từ các cấp, ngành, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội...
Bà Phạm Thanh Hà, Chủ tịch Hội Truyền thông thành phố Hà Nội chia sẻ: "Chủ đề Tết Trung thu cổ truyền - Gìn giữ, phát huy và lan tỏa đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các chuyên gia cũng như các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục. Để gìn gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa của Tết Trung thu cổ truyền rất cần sự chung tay của các nhà nghiên cứu bảo tồn văn hóa, nhà trường, gia đình, các cơ quan truyền thông, các nhà sản xuất đồ chơi, sản phẩm phục vụ Trung thu...".
Bà Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, những cách làm, mô hình tổ chức Trung thu hay, sáng tạo sẽ cần được phát huy và lan tỏa. Trong tương lai, Ban Tổ chức sẽ tiếp tục tổ chức những chương trình góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của Tết Trung thu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40