Tạo việc làm, thu nhập ở xã ven đô

(LĐTĐ) Về với xã Tiến Thịnh (huyện Mê Linh) hôm nay, chúng ta sẽ thấy một diện mạo nông thôn khang trang sạch đẹp. Cùng với việc phát triển nông nghiệp, xã Tiến Thịnh cũng đang tập trung phát triển các làng nghề truyền thống, từ đó tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân tại các làng nghề.
Hà Nội tạo được nhiều việc làm mới cho người lao động Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên

Đa dạng nghề truyền thống

Xã Tiến Thịnh được biết đến là xã tập trung nhiều làng nghề truyền thống với lịch sử lâu đời. Làng nghề truyền thống nơi đây gắn liền với những sản phẩm mang đậm hương vị của quê nhà như: Mỳ, bún, kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem,… Những năm gần đây, nghề truyền thống đã trở thành nghề mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây.

Thôn Yên Thị (xã Tiến Thịnh) đã có nghề làm chè lam, kẹo lạc từ lâu đời. Từ việc nấu chè lam, kẹo lạc ăn trong những ngày Tết, ngày nay, người dân trong làng đã phát triển làng nghề, đưa sản phẩm chè lam, kẹo lạc đi khắp mọi miền đất nước.

Ông Hoàng Văn Giáp, người có trên 30 năm kinh nghiệm trong nghề cho biết, nghề làm chè lam, kẹo lạc đã trở thành nghề mang lại thu nhập thường xuyên cho người dân nơi đây, đặc biệt là trong dịp cuối năm. Chính bởi nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ gia đình tại đây đã mở xưởng sản xuất, thuê công nhân để phát triển nghề.

Tạo việc làm, thu nhập ở xã ven đô
Nghề làm bánh đa nem đã đưa lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Trung Hà.

Theo ông Giáp, món chè lam làm không quá khó. Để có được những mẻ chè lam thơm ngon, mềm, dẻo thì phải đầy đủ nguyên liệu gồm gạo nếp, gừng, lạc nhân, vừng, đường mía và cách pha chế các nguyên liệu với nhau phải đạt tỷ lệ phù hợp. Chính vì có bí quyết nấu chè lam đặc biệt nên chè lam nhà ông Giáp sản xuất ra đến đâu được thương lái lấy hết đến đó. Khách lẻ trong làng, trong xã đến mua để ăn hoặc làm quà biếu đều phải đặt trước mới có hàng. Để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, những năm gần đây gia đình ông Giáp đã sáng tạo ra các sản phẩm chè lam với các vị: mật, dứa, gấc, cà phê… Nhờ sự sáng tạo, chăm chỉ, lượng đơn hàng của gia đình ông luôn duy trì ổn định, là địa chỉ tin cậy của nhiều mối buôn trong nước.

Không chỉ có kẹo lạc, chè lam, thôn Yên Thị còn được biết tới với nghề sản xuất mỳ, bún. Theo chia sẻ của những gia đình làm nghề, cũng như chè lam, kẹo lạc, sản phẩm mỳ, bún được sản xuất quanh năm. Song thời điểm bận rộn nhất phải kể đến dịp cận Tết. Theo cô Đoàn Thị Thân, chủ xưởng sản xuất mỳ, bún tại thôn Yên Thị vào thời điểm Tết, mỗi ngày gia đình cô sản xuất từ 5 - 6 tạ sản phẩm mỳ. Nhờ sản phẩm làm ra đạt chất lượng, có thương hiệu và uy tín nên được nhiều thương lái trong và ngoài xã đến tận nơi mua và đặt hàng.

Cách thôn Yên Thị không xa, thôn Trung Hà nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem truyền thống. Theo đó, bánh đa nem Trung Hà được người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành biết đến bởi độ dẻo, dai và mang mùi vị đặc trưng. Bánh có 2 màu sắc trắng sáng và vàng mật, bánh lành lặn, không bị rách nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của thị trường, người dân Trung Hà đã sản xuất bánh đa nem với kích cỡ khác nhau. Bên cạnh những chiếc bánh có đường kính khoảng 20 - 30cm, đến nay đã có nhiều bánh được sản xuất theo khổ nhỏ hơn để cung cấp cho các nhà hàng. Từ nghề làm bánh đa nem đã giúp cho người dân nơi đây ổn định cuộc sống. Bình quân làm bánh đa nem, mỗi ngày cho thu nhập từ 500 nghìn đồng - 800 nghìn đồng/ngày (đã trừ chi phí). Theo các xưởng sản xuất tại đây, trung bình một cơ sở sản xuất bánh đa nem ở thôn Trung Hà có thể sản xuất và tiêu thụ 1,5 - 2 vạn bánh/ngày, tương đương 5 - 6 triệu đồng mỗi ngày.

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Với nhu cầu lớn của thị trường, việc duy trì các phương thức sản xuất thủ công không còn phù hợp, do đó, người dân tại các làng nghề đã áp dụng máy móc vào sản xuất để tăng sản lượng, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Ngọc Thanh, Giám đốc Hợp tác xã Làng nghề Bánh Đa nem Trung Hà, cho biết, trước kia, người dân thường tráng bánh bằng bếp củi, xay bột bằng tay nên hiệu quả không cao. Những năm gần đây, người dân đã chủ động đầu tư máy nghiền bột, bếp tráng điện nên năng suất cao hơn nhiều, thu nhập từ nghề làm bánh đa nem vì thế cũng được cải thiện đáng kể.

Cũng là gia đình sản xuất chè lam, kẹo lạc có tiếng tại Yên Thị, những năm gần đây, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng đã áp dụng thêm công nghệ hiện đại vào sản xuất. Theo ông Thắng, nhờ bí quyết gia truyền và công nghệ hiện đại đã giúp ông sản xuất ra những mẻ bánh chè lam ngon. Cùng đó, vài năm trở lại đây, sản phẩm chè lam, kẹo lạc của xã Tiến Thịnh đã được người tiêu dùng biết tới nhiều hơn và ngày càng khẳng định thương hiệu chè lam, kẹo lạc của làng nghề. “Nhờ chú trọng vào chất lượng nên các sản phẩm của làng nghề đã có thương hiệu, từ đó góp phần thúc đẩy đầu ra sản phẩm. Thu nhập từ làng nghề tăng cũng đã giúp người dân thêm phần phấn khởi, tích cực sản xuất, duy trì và phát triển nghề”- ông Thắng chia sẻ.

Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Thịnh, để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, năm 2017, UBND xã Tiến Thịnh đã đề xuất, kiến nghị UBND huyện Mê Linh đề nghị UBND thành phố Hà Nội công nhận đối với 2 làng nghề bánh đa nem thôn Trung Hà và mỳ bún thôn Yên Thị. Đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của 2 làng nghề trên tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định. Theo đó, số hộ gia đình; người lao động tham gia làm nghề đều tăng qua các năm. Thu nhập bình quân của người lao động tại 2 làng nghề tính đến thời điểm hiện tại vào khoảng trên 15 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, hiện tại, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề cũng đang gặp khó khăn bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, thời gian tới xã Tiến Thịnh sẽ phát triển sản xuất theo hướng tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế từng thôn. Cùng đó, khuyến khích các cơ sở đầu tư trang thiết bị, mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

(LĐTĐ) Tối 3/6, hơn 1.600 chiếc drone light (thiết bị không người lái) đã có màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023.
Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

(LĐTĐ) Chiều 3/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi dư luận đang quan tâm về giải pháp nào cung ứng đủ điện.
Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

(LĐTĐ) Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 được tổ chức nhằm tạo cơ hội để công nhân lao động (CNLĐ) trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Theo thống kê năm 2022, trên địa bàn quận Hoàng Mai, thiên tai về cơ bản không gây thiệt hại nhiều đến người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàng Mai Đàm Tiến Thắng đề nghị, các cơ quan, đơn vị chuẩn bị tốt mọi điều kiện để luôn sẵn sàng ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Với vai trò xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong việc tuyên truyền, bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô; đồng thời triển khai nhiều mô hình đạt hiệu quả, góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã làm rõ kết quả của việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tin khác

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Đây cũng là lúc, người lao động thuê trọ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do nắng nóng. Bày tỏ nguyện vọng của mình, người lao động cho biết, họ rất mong thành phố Hà Nội sớm triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội để người lao động với thu nhập thấp vẫn có thể thuê, mua để đảm bảo đời sống sinh hoạt.
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà người bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà người bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Nhân Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023, mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà một số người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân người bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng đi có lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội.
Thách thức với lao động làng nghề

Thách thức với lao động làng nghề

(LĐTĐ) Bên cạnh việc các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn mới, thì hiện tại cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường và an toàn lao động.
Ước vọng công nhân

Ước vọng công nhân

(LĐTĐ) Kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương, 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động 1/5 cũng là thời điểm cả nước diễn ra Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2023 cũng như diễn ra Đại hội Công đoàn các cấp… nên càng có ý nghĩa với mỗi đoàn viên, công nhân lao động. Nhân sự kiện này, Lao động Thủ đô đã lược ghi lại một số ý kiến về “ước vọng” của họ đối với đời sống, thu nhập, việc làm… cũng như kỳ vọng về tương lai Thủ đô và đất nước.
Chuyển biến tích cực trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Chuyển biến tích cực trong công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Xác định an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác quan trọng, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người và môi trường làm việc của người lao động, thời gian qua, các cấp, ngành, đoàn thể của thành phố Hà Nội đã phối hợp triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ trên địa bàn.
Bàn giải pháp chăm lo nhà ở cho công nhân

Bàn giải pháp chăm lo nhà ở cho công nhân

(LĐTĐ) Chiều 27/4, tại Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức chương trình Tọa đàm chuyên đề số 1 năm 2023 với chủ đề “Chỗ ở và nhà ở - Nhu cầu cấp bách của công nhân”.
Xây dựng đội ngũ công nhân thoát nước lành nghề, tinh nhuệ

Xây dựng đội ngũ công nhân thoát nước lành nghề, tinh nhuệ

(LĐTĐ) Bằng sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022, từ đó đảm bảo đời sống, việc làm, thu nhập tiền lương cho người lao động.
Hà Nội: Tai nạn lao động chủ yếu là do ngã cao

Hà Nội: Tai nạn lao động chủ yếu là do ngã cao

(LĐTĐ) Các vụ tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm qua chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành Xây dựng, sản xuất lắp ráp cơ khí... Nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 1 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Rút BHXH một lần, người lao động tự tước đi quyền an sinh cơ bản

Rút BHXH một lần, người lao động tự tước đi quyền an sinh cơ bản

(LĐTĐ) Với nhiều người, số tiền rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có thể “ra tấm, ra món” song cũng chỉ đủ trang trải trong vài tháng ngắn ngủi nhưng lại cả chặng dài gian nan khi về già.
Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2022 là trên 14.000 tỷ đồng (tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2021). Thiệt hại về tài sản và tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động đều tăng.
Xem thêm
Phiên bản di động