Tạo sức hút cho bảo hiểm xã hội tự nguyện
Phát triển BHXH tự nguyện còn nhiều khó khăn
Trong chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã nghe Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH. Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc phát triển số lượng người tham gia BHXH tự nguyện còn nhiều khó khăn, trong khi BHXH được xem là chính sách trụ cột để đảm bảo an sinh xã hội, nhất là cho người hết tuổi lao động.
Giảm thời gian đóng, mở rộng diện thụ hưởng sẽ tạo sức hút cho BHXHTN (ảnh chụp trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19). Ảnh: Minh họa BHXH |
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn thấp có một phần do chế độ được hưởng mới chỉ dừng lại ở chế độ hưu trí và tử tuất, nên BHXH tự nguyện kém thu hút so với các loại hình BHXH bắt buộc và bảo hiểm thương mại.
Thảo luận về nội dung này tại nghị trường, đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) cho rằng, cần mở rộng chế độ hưởng với người tham gia BHXH tự nguyện, không chỉ dừng ở 2 chế độ hưu trí và tử tuất, mà phải được hưởng đủ 5 chế độ như với BHXH bắt buộc.
Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Quảng Nam đề nghị, điều kiện và hình thức hưởng chế độ tử tuất của người tham gia BHXH tự nguyện và bắt buộc cần giống nhau. Theo quy định hiện hành, người tham gia BHXH tự nguyện phải đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên thì khi chết thân nhân mới được hưởng trợ cấp mai táng và hưởng trợ cấp tử tuất một lần. Trong khi đó, người tham gia BHXH bắt buộc chỉ tham gia đủ 12 tháng trở lên là được trợ cấp tử tuất một lần và hàng tháng. “Điều này rất bất hợp lý, chưa động viên được sự tự nguyện tham gia BHXH”, đại biểu Dương Văn Phước nói.
Cần rút ngắn thời gian đóng
Theo đại biểu Hoàng Ngọc Định (đoàn Hà Giang), tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người dân. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, trong khi thời gian tham gia BHXH dài, một trong những điều kiện hưởng lương hưu của người lao động là đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Dẫn đến, tâm lý của người dân không muốn tham gia và khi đã tham gia thì muốn hưởng chế độ BHXH một lần, do vậy, dẫn đến tình trạng hưởng BHXH một lần có xu hướng gia tăng, tác động rất lớn đến chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. “Tôi kiến nghị Chính phủ xem xét có phương án linh hoạt trong việc quy định thời gian tham gia đối với người tham gia BHXH tự nguyện, mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH”, đại biểu đoàn Hà Giang nói.
Phát biểu tiếp thu ý kiến các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, BHXH đến nay thực sự đã từng bước trở thành trụ cột của lưới an sinh xã hội, đã góp phần nâng cao khả năng chống chịu, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho người lao động trong quá trình tham gia lao động. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết sẽ khẩn trương đề xuất Quốc hội xem xét, sửa đổi một cách căn cơ Luật BHXH và Luật việc làm. Dự kiến, phiên họp Chính phủ tới sẽ bàn về nội dung Luật BHXH (sửa đổi), thể chế hóa Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm. Trong đó, sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản như phát triển hệ thống BHXH hội đa tầng, sửa đổi giảm thời gian đóng BHXH mức tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới có thể là 10 năm và phát triển nguyên tắc bảo hiểm theo hướng đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng công bằng, bình đẳng… |
Theo đại biểu Nguyễn Hải Anh (đoàn Đồng Tháp), số người tham gia BHXH tự nguyện tuy có tăng so với năm 2019, nhưng mức đóng và số tiền đóng BHXH không cao, chủ yếu người tham gia chọn đóng BHXH tự nguyện ở mức chuẩn nghèo nông thôn là 700.000 đồng/tháng.
Mặt khác, tổng số người tham gia BHXH tự nguyện còn khá khiêm tốn, mới đạt 2,31% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi. “Một trong những nguyên nhân khiến BHXH tự nguyện chưa được như mong muốn, đó là những quy định về chính sách chưa đủ sự hấp dẫn, thu hút người tham gia. Trong đó, có quy định về thời gian đóng còn tương đối dài 20 năm, chế độ hưởng còn hạn chế, đặc biệt là còn thiếu sự linh hoạt và đa dạng về hình thức đóng so với các loại hình bảo hiểm thương mại có tính chất tương tự trên thị trường”, đại biểu Nguyễn Hải Anh phân tích.
Vì vậy, theo đại biểu, cần có những giải pháp cả về chính sách và tổ chức thực hiện một cách mạnh mẽ để gia tăng tỷ lệ BHXH tự nguyện, bởi dư địa từ khu vực này còn rất lớn. Trong thời gian tới, cần sớm xem xét điều chỉnh về quy định chính sách, rút ngắn thời gian đóng BHXH tự nguyện và đa dạng hóa hình thức tham gia, nhất là có những phương thức và cách tính theo giá trị dòng tiền, tạo sự hấp dẫn, thu hút.
Nâng mức hỗ trợ đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện
Nâng mức hỗ trợ đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện lên 50% đối với người thuộc hộ nghèo, 40% đối với người thuộc hộ cận nghèo và 20% đối với người thuộc các đối tượng khác là quan điểm của đại biểu Đoàn Thị Lê An (đoàn Cao Bằng).
Đồng thời, đại biểu đề nghị giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, hướng tới còn 10 năm và bổ sung dần các chế độ hưởng BHXH như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động để hấp dẫn người lao động.
Còn theo đại biểu Lò Thị Luyến (đoàn Điện Biên), đến hết năm 2020 còn khoảng 66,5% người lao động trong độ tuổi chưa tham gia BHXH. Như vậy, dư địa để phát triển BHXH còn rất lớn. Tuy nhiên, theo đại biểu, công tác tuyên truyền phát triển BHXH tự nguyện chưa thật phù hợp, trong khi các doanh nghiệp có đội ngũ tư vấn trực tiếp đến tận đối tượng, sẵn sàng đeo bám và tư vấn khách hàng khi dự đoán khách hàng có tiềm năng, nhưng BHXH Việt Nam thì chưa làm được việc này.
Đại biểu Lò Thị Luyến cũng cho rằng, quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn, chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất, trong khi thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ hưu trí thì dài, đối tượng có khả năng tham gia BHXH tự nguyện thì mức hỗ trợ đóng bảo hiểm thấp nên không khích lệ được họ…
Vì vậy, đại biểu đoàn Điện Biên cho rằng, BHXH Việt Nam cần tăng cường hơn nữa hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ hiểu được đầy đủ giá trị, tính ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện. Đồng thời, Chính phủ cần sớm nghiên cứu để điều chỉnh các chính sách về BHXH tự nguyện theo hướng thiết kế bổ sung các chế độ được hưởng như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi tham gia BHXH tự nguyện. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai
Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên
Trao 1.850 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
2025 drone trình diễn công nghệ ánh sáng tại Hồ Tây chào mừng năm mới vào tối ngày 18/1
Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Giá xăng ngày 16/1 có thể được điều chỉnh tăng hơn 500 đồng/lít
Tin khác
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Chính sách 10/01/2025 06:10
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động
Chính sách 05/01/2025 10:49
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Chính sách 01/01/2025 17:31
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng
Chính sách 01/01/2025 10:00
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách
Chính sách 26/12/2024 08:47
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Chính sách 24/12/2024 17:36
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Chính sách 24/12/2024 08:49
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Chính sách 24/12/2024 08:23