Tạo đà chuyển biến trong quản lý trật tự đô thị

(LĐTĐ) Từ trước đến nay, công tác quản lý trật tự đô thị là việc làm thường xuyên, liên tục của chính quyền các địa phương. Dù đã rất nỗ lực, song tại không ít nơi, chỉ cần các lực lượng chức năng rút đi, những hành vi vi phạm trật tự đô thị, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh lại tiếp tục tái diễn. Thời gian gần đây, từ khi việc xử lý vi phạm được gắn liền với phòng, chống dịch Covid-19, công tác quản lý đô thị đã có những chuyển biến tích cực.
Hà Nội tiếp tục thí điểm mô hình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp quận, huyện, thị xã Siết chặt quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Đống Đa

Nhiều chuyển biến

Từ đầu tháng 5 đến nay, lực lượng chức năng phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thường xuyên ra quân, tuyên truyền, vận động người buôn bán tại phố Mai Động họp chợ đúng quy định, không tràn ra vỉa hè để kê bàn ghế và bày biện hàng hóa.

Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Mai Động Nguyễn Mạnh Hùng, trên địa bàn phường hiện không còn tình trạng hàng bia hơi, quán vỉa hè buôn bán. Tình trạng hàng quán vỉa hè được giải quyết triệt để, không còn xuất hiện kiểu “thò ra, thụt vào” mỗi khi có sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, lãnh đạo phường Mai Động khẳng định, phường đã duy trì hoạt động giám sát, tuyên truyền, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người dân ý thức tuân thủ quy định không bán hàng rong, hình thành chợ “cóc”.

Tạo đà chuyển biến trong quản lý trật tự đô thị
Lực lượng chức năng ra quân kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh tuân thủ nghiêm các quy định trong quản lý trật tự đô thị, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

Ngay sau khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc xử lý chợ tạm, chợ cóc đảm bảo phòng, chống dịch, ghi nhận tại các chợ “cóc” ở phố Nguyễn Khắc Cần (quận Hoàn Kiếm); chợ tạm Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy); chợ Nguyễn Cao (quận Hai Bà Trưng); chợ cóc ở phố Tôn Thất Thiệp (quận Ba Đình); chợ tạm khu 7,2 ha Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình)... đều đã tạm dừng hoạt động. Các lực lượng chức năng căng dây, cắm chốt, xử lý ngay trường hợp nào bày hàng hóa ra đường để bán hàng. Tương tự, trước đây, chợ “cóc” họp hai bên lề đường thôn Yên Thường (xã Yên Thường, huyện Gia Lâm) bày tràn lan hàng hóa ra vỉa hè lòng đường, xe máy, ô tô dừng mua hàng đỗ lòng đường đến nay đã thông thoáng.

Trên địa bàn 4 quận trung tâm là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng cũng không còn điểm lấn chiếm lề đường, vỉa hè để bán hàng ăn, trà đá; các hàng quán game, karaoke, bia hơi..., đã tạm dừng hoạt động. Các tuyến phố tập trung nhiều quán bia hơi như: Cửa Bắc, Trấn Vũ (quận Ba Đình), Hàng Vải, Đường Thành, Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm), Tăng Bạt Hổ, Hàng Chuối (quận Hai Bà Trưng), ven hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa)..., các quán bia đã đóng cửa tập trung phòng, chống dịch rất nghiêm túc, trước cửa các quán đều treo biển thông báo tạm dừng hoạt động. Các quán bia trên khu vực phố cổ cũng tuân thủ nghiêm quy định, đóng cửa chờ khi có chỉ đạo mới của Thành phố.

Theo Thượng úy Vũ Trần Trung - Phó Trưởng Công an phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, trước đây, trong các đợt ra quân, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự đô thị thường xuyên xảy ra tình trạng “đối phó”, chỉ cần các lực lượng chức năng rút đi, những hành vi vi phạm trật tự đô thị, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh lại tiếp tục tái diễn. Tuy nhiên, từ khi việc xử lý vi phạm trật tự được gắn liền với việc phòng, chống dịch Covid-19, công tác trên đã có những chuyển biến tích cực.

Dẫn chứng về việc này, Thượng úy Vũ Trần Trung cho biết, trên địa bàn phường Trung Văn hiện có một số “điểm nóng” về vi phạm trật tự đô thị tại các tuyến đường Vũ Hữu, Lương Thế Vinh, Tố Hữu, Trung Văn... Từ khi dịch Covid-19 tái bùng phát, đặc biệt là thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, lực lượng chức năng phường đã thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nhờ phối hợp chặt chẽ với hệ thống chính trị khu dân cư, tổ chức đoàn thể và người dân trong khu vực, đến thời điểm này, tình trạng trật tự đô thị đã từng bước đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch.

Nỗ lực duy trì kết quả đạt được

Từ trước đến nay, công tác quản lý trật tự đô thị luôn là một trong những bài toán khó đối với bất cứ địa phương nào, do nền “kinh tế vỉa hè” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người dân Thủ đô. Khi các lực lượng chức năng làm mạnh, làm quyết liệt, người dân càng có nhiều cách đối phó.

Tại nhiều nơi, khi có mặt các lực lượng chức năng, người dân tuyệt nhiên không dám vi phạm. Thế nhưng, chỉ cần các lực lượng chức năng rút đi, vi phạm lại bùng phát trở lại. Bên cạnh đó, sự thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương khiến vấn đề này rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc. Vì thế, không ít người đã không còn dám tin tưởng vào mục tiêu, mục đích của các chiến dịch, các kế hoạch lập lại trật tự đô thị.

Thực tế, sau hơn 3 năm đồng loạt thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” và hàng loạt các chiến dịch lập lại trật tự đô thị trước đó, kết quả đạt được đáp ứng nhiều mục tiêu nhưng vẫn chưa như kỳ vọng, đặc biệt là việc xử lý tình trạng chợ “cóc” họp trên đường giao thông tại các khu vực ngoại thành. Đâu đó trên các tuyến phố vẫn còn những “hạt sạn” lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, nhất là dịp cuối tuần, dù công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị vẫn được chính quyền địa phương thực hiện thường xuyên nhưng chưa hiệu quả.

Tại một số nơi, một số thời điểm, việc ra quân xử lý vi phạm vẫn còn nhằm mục đích đối phó với dư luận. Tuy nhiên, đến nay, chỉ sau một tháng cao điểm tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, thực hiện nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch, với sự quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, những bất cập trên dần được khắc phục.

Nhằm phát huy các kết quả đạt được trong quản lý trật tự đô thị, mới đây Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể đảm bảo triển khai các biện pháp đảm bảo hành lang an toàn giao thông, bảo đảm trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn quản lý trong đó nhấn mạnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định về đảm bảo hành lang an toàn giao thông, bảo đảm trật tự đô thị, trật tự công cộng.

Văn bản nêu rõ, tuyên truyền theo chủ đề, không sử dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán sai quy định, không treo móc vận dụng lấn chiếm khoảng không, không họp chợ trái phép, không trông giữ phương tiện sai quy định... “Đối với các tập thể, cá nhân đã bị kiểm tra, xử lý nhiều lần, có biểu hiện chây ỳ thì tiến hành vận động, tuyên truyền theo dạng cá biệt, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và đề xuất chính quyền địa phương thu hồi giấy phép kinh doanh”, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 197 Thành phố nêu rõ.

Từ thực tế trên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đô thị cho rằng, đây sẽ là “thời điểm vàng” để tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý trật tự đô thị. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp và khó lường nên công tác phòng, chống lây lan của dịch sẽ là vấn đề được thực hiện thường xuyên, liên tục. Do đó, cần tranh thủ sự đồng thuận của người dân để tạo chuyển biến về nhận thức, thói quen kinh doanh, buôn bán vỉa hè, phát huy tối đa tư tưởng, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong việc quản lý trật tự đô thị./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngàay 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình”. Các chuyên gia đã cung cấp những thông tin chính xác, thiết thực, giúp hội viên phụ nữ xây dựng một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho cả gia đình.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Bồ Đề với 53 đoàn viên. Đây là Nghiệp đoàn thứ hai được thành lập, ra mắt trên địa bàn quận.
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

(LĐTĐ) Để tri ân khách hàng đã đồng hành đưa VinFast trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, VinFast công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/6/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm tới, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều động lực để chuyển đổi sang xe điện, góp phần kiến tạo môi trường xanh bền vững.
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

(LĐTĐ) Khai nhận trước tòa, bị cáo Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên cho rằng, bị cáo thấy việc tổ chức cho công dân ở nước ngoài về cách ly có lãi, và là cơ hội để kiếm thêm thu nhập.

Tin khác

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động