Tăng cường vai trò cơ sở trong kiểm soát nguy cơ rủi ro

(LĐTĐ) Qua điều tra, nguyên nhân để xảy ra các vụ tai nạn lao động phần lớn vẫn nằm ở lỗi của người sử dụng lao động (chiếm tới 44,97%), như: Không huấn luyện an toàn lao động, hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không bảo đảm… Do đó, việc tăng cường đánh giá, kiểm soát nguy cơ, rủi ro an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở được đặc biệt coi trọng, trong đó vai trò nòng cốt là sự tham gia của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc Còn nhiều “khoảng trống” về an toàn lao động Phải đặt an toàn lao động lên trên hết!

Vẫn còn lỗ hổng trong huấn luyện quy trình an toàn lao động

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Năm 2020, toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động, làm 8.610 người bị nạn, 966 người chết, tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản trên 6.000 tỷ đồng và hơn 150 ngàn ngày công.

Đáng chú ý, tình hình tai nạn lao động trong khu vực có quan hệ lao động tăng, khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động giảm so với năm 2019 cả về số người chết và số vụ tai nạn lao động chết người.

Trong đó, trên toàn quốc, tại khu vực có quan hệ lao động, đã xảy ra 7.473 vụ tai nạn lao động làm 7.649 người bị nạn trong đó: Số người chết: 661 người; số vụ tai nạn lao động chết người: 629 vụ; số người bị thương nặng: 1.617 người…

Tăng cường vai trò cơ sở trong kiểm soát nguy cơ rủi ro
Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động.

Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2020 bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội; các tỉnh: Đồng Nai, Quảng Ninh, Bình Dương, Hải Dương, Nghệ An.

Về nguyên nhân để xảy ra tai nạn lao động chết người, nguyên nhân chính vẫn là do người sử dụng lao động (chiếm tới 44,97%), cụ thể là: Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động; do tổ chức lao động và điều kiện lao động; người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không bảo đảm.

Về phía người lao động, nguyên nhân do vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 23,85% tổng số số vụ và 22,61% tổng số người chết. Còn lại 31,18% tổng số vụ tai nạn lao động với 33,04% tổng số người chết, xảy ra do các nguyên nhân khác.

Về bệnh nghề nghiệp, năm 2020, qua thăm khám, phát hiện 3.763 trường hợp bệnh nghề nghiệp, chiếm khoảng 1% số người được khám. Một số bệnh có tỷ lệ mắc cao là: Điếc, viêm phế quản mạn tính, bệnh bụi phổi than, và bụi phổi silic. Số lượng người được giám định bệnh nghề nghiệp còn quá ít 123 người/3.763 người.

Cũng qua khám sức khỏe cho thấy, tỷ lệ người lao động có sức khỏe tốt giảm, sức khỏe yếu tăng, cụ thể: Sức khỏe loại I và II chiếm tỷ lệ 67%, giảm 4% so với 2019; tỷ lệ sức khỏe loại II là 24%, tăng 3,5% so với 2019, loại yếu (IV và V) là 9%, tăng 0,5% so với năm 2019.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người sử dụng lao động chưa chú ý thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro; nhiều người lao động chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn đầy đủ và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chủ quan. Công tác thông tin, tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động cho khu vực không có quan hệ lao động đang bị hạn chế nhiều về nguồn lực. Chính quyền cơ sở ở một số nơi cũng chưa thực sự quan tâm, dành nguồn lực cho công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Phát huy vai trò nòng cốt của mạng lưới an toàn vệ sinh viên

Chương trình Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 xác định mục tiêu: Duy trì mục tiêu giảm 5% tần suất tai nạn lao động, tần suất tai nạn lao động chết người; bảo đảm 100% số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Trong đó, ưu tiên các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở các lĩnh vực: Khai khoáng; sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại; thi công công trình xây dựng; đóng và sửa chữa tàu biển; sản xuất, truyền tải và phân phối điện...

Nhằm tăng cường kiểm soát tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, năm 2021, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (1/5-31/5) được phát động với chủ đề “Tăng cường đánh giá, kiểm soát nguy cơ, rủi ro an toàn, vệ sinh lao động và sự tham gia của an toàn, vệ sinh viên”.

Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang gặp những khó khăn do dịch bệnh, những thách thức và nguy cơ trong công tác an toàn, vệ sinh lao động vẫn đang gia tăng hiện hữu, đòi hỏi các cấp chính quyền cần thực sự quan tâm thúc đẩy thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương, đặc biệt chính quyền cấp cơ sở, trong bố trí nguồn lực về nhân sự, tài chính cho triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với khu vực không có quan hệ lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động cần chú ý thực hiện việc cải thiện điều kiện lao động, quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro. Người lao động cần tích cực tìm hiểu và áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc trong doanh nghiệp, hộ gia đình; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, chủ động và tăng cường sự tham gia của người lao động, đặc biệt là lực lượng an toàn, vệ sinh viên trong kiểm soát các nguy cơ, rủi ro mất an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nhất là trong điều kiện thường xuyên phòng, chống dịch Covid-19.

Để Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2021 thực sự hiệu quả, thực chất, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các cấp Công đoàn nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn vệ sinh lao động gắn với công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh việc phát triển về số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất; đồng thời khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

Bên cạnh đó, các hoạt động giám sát, phối hợp kiểm tra, thanh tra về an toàn vệ sinh lao động cũng được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lưu ý, yêu cầu các cấp Công đoàn tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh lao động, tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh lao động, như: Xây dựng, khai khoáng, hóa chất, điện, hàn cắt; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đo kiểm môi trường lao động, công tác huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.../.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.

Tin khác

“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Lương tăng rồi, giá thì sao?

Lương tăng rồi, giá thì sao?

(LĐTĐ) Dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn, song để tiến tới hiện thực hóa mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, Chính phủ đã quyết định việc tăng lương theo lộ trình từ ngày 1/7 vừa qua. Người lao động mừng vì lương tăng, song cũng mong muốn Nhà nước có chính sách vĩ mô đủ mạnh để “ghìm cương” giá!
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

(LĐTĐ) Trước đây, việc xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km chỉ mất khoảng 2 năm (hoàn thành năm 1994). Nay việc triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dự kiến chưa đến 1 năm sẽ hoàn thành. Với các dự án khác, xét về mặt thời gian là vấn đề đáng để nghĩ suy.
Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Luật Dược (sửa đổi), nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Điều này, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

(LĐTĐ) Công chức, viên chức rất mừng khi Bộ Nội vụ loan tin từ ngày 1/7 sẽ tăng lương cơ sở lên khoảng 30% (từ mức 1,8 triệu đồng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, để việc tăng lương tiến tới hiện thực hóa được mục tiêu “lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu” đi kèm đó phải có những điều chỉnh về mặt “kỹ thuật” liên quan đến chính sách thuế.
Xứng đáng báo chí cách mạng

Xứng đáng báo chí cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 21/6, giới báo chí cả nước long trọng kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Học Bác cho bút sắc, lòng trong

Học Bác cho bút sắc, lòng trong

(LĐTĐ) Tại thời khắc đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), những người làm báo Việt Nam thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới và cũng là Người đặt nền móng cho sự nghiệp vẻ vang báo chí nước nhà.
Tư duy mới, đột phá mới

Tư duy mới, đột phá mới

(LĐTĐ) Điều không thể phủ nhận, nếu ai đi xa đất nước hoặc Thủ đô Hà Nội, giờ có dịp quay về đều không khỏi ngỡ ngàng vì sự “thay da đổi thịt ”, tất cả đều có chung nhận định: Thay đổi khó tin. Nhưng bên cạnh niềm vui thì vẫn còn đó những trăn trở.
Cần giải pháp chống thất thu thuế kinh doanh online

Cần giải pháp chống thất thu thuế kinh doanh online

(LĐTĐ) Sự bùng nổ của công nghệ số, mạng xã hội, đồng nghĩa với việc kinh doanh online (gồm tổ chức, cá nhân) lên ngôi. Thế nhưng, có những cá nhân, doanh thu từ kinh doanh online lên cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng/tháng, nhưng lại “không hiểu” về nghĩa vụ đóng thuế hoặc cố tình trốn nộp thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động