Còn nhiều “khoảng trống” về an toàn lao động

(LĐTĐ) Mặc dù đã có các quy định về an toàn vệ sinh lao động song việc ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động vẫn còn không ít những khó khăn. Thực tế chỉ một phút lơ là, mất cảnh giác, tai nạn lao động sẽ xảy ra, gây nên nỗi đau về thể xác, tinh thần cho người lao động và để lại những “vết thương” khó lành cho gia đình, xã hội. Vì vậy, công tác bảo đảm an toàn lao động cần thực hiện hàng ngày, hàng giờ tại từng doanh nghiệp và trong ý thức của từng người lao động.
Phải đặt an toàn lao động lên trên hết! An toàn lao động tại các làng nghề

Vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là

Trong những tháng cuối năm, các ngành nghề, công trình xây dựng... đều đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt trong những năm gần đây số lượng dự án, công trình xây dựng ở Hà Nội tăng nhanh dẫn đến nguy cơ tai nạn lao động tăng theo.

Còn nhiều “khoảng trống” về an toàn lao động
Người lao động cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động (Ảnh mang tính minh họa- Lê Thắm)

Dạo một vòng quanh các con đường, tuyến phố, dễ dàng nhận thấy, công nhân xây dựng treo mình làm việc trên cao trong điều kiện đồ bảo hộ thô sơ đã trở thành hình ảnh quen thuộc, phổ biến ở các công trình xây dựng. Nguyên nhân có thể do thiếu thiết bị bảo hiểm, thiếu sự giám sát của chủ công trình, cũng có thể là từ tâm lý chủ quan của người lao động. Chính từ sự chủ quan này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm.

Về phía người sử dụng lao động, đa số các đơn vị, doanh nghiệp, chủ dự án, chủ sở hữu các công trình đã quan tâm kiểm soát những yếu tố có nguy cơ mất an toàn lao động tại nơi làm việc; trang bị phương tiện, bảo hộ lao động cho người lao động... Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số đơn vị vẫn coi nhẹ vấn đề bảo đảm an toàn lao động. Đối với người lao động, theo tìm hiểu, hiện nay phần lớn công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ và lao động tự do, không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động. Nhận thức của người lao động về các quy định của pháp luật còn hạn chế.

Nhiều lao động không biết hoặc không nắm đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động, nên không thể đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật. Cũng vì vậy, rất nhiều người lao động chưa được tập huấn theo quy định, không nắm bắt nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, một số qua đào tạo nhưng chưa hiểu rõ về công tác an toàn vệ sinh lao động nên việc phòng ngừa tai nạn lao động chưa được quan tâm. Việc không có kiến thức về an toàn lao động đã dẫn đến tâm lý chủ quan trước những rủi ro về an toàn lao động mà bản thân người lao động có thể gặp phải.

Không chỉ ở các công trình xây dựng mà ngay tại chính các làng nghề, an toàn lao động cũng đã và đang bị chủ sử dụng lao động, người lao động bỏ mặc, thờ ơ, không chú trọng quan tâm. Dễ dàng nhận thấy tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiều năm nay đã có sự đổi mới phương thức sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc từ thủ công sang sử dụng những kỹ thuật khoa học tiên tiến vào sản xuất, nhờ đó góp phần tăng năng suất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, tuy nhiên, đi liền với đó là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, tai nạn lao động luôn cận kề.

Theo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, hiện nay Hà Nội có tới 1350 làng nghề và làng có nghề chiếm 56% số làng ở khu vực nông thôn. Trong đó số làng nghề đã đăng ký và được Thành phố công nhận và cấp bằng là 297 làng nghề. Với quy mô như vậy Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với đa dạng các ngành nghề. Hoạt động sản xuất làng nghề của Hà Nội đã thu hút được gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất với khoảng 700.000 lao động thường xuyên chiếm 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên toàn Thành phố.

Tuy nhiên điều đáng nói hầu hết điều kiện lao động ở các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn như độ ồn, ánh sáng, độ rung, độ ẩm, nhiệt độ cao. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc ở tỷ lệ cao: 95% tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất. Nhiệt độ tại khu vực sản xuất của các làng nghề làm bún bánh, tái chế nhựa, giấy đều lớn hơn nhiệt độ môi trường từ 4 – 10 độ C.... Trong các làng nghề đã khảo sát thì 100% làng nghề đều có xảy ra tai nạn lao động tùy theo quy mô sản xuất. Có hiện tượng này phần lớn do người lao động bất cẩn, gây chấn thương (64,1%); bỏng (19,2%); điện giật (16,7%). Các bệnh của người dân làng nghề cao hơn ở các làng thuần nông...

Cần tuân thủ nghiêm quy trình an toàn

Có những bất cập tồn tại nêu trên bởi lẽ tại các làng nghề, bên cạnh các nhà máy, xưởng sản xuất lớn thì vẫn còn nhiều hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, mặt bằng sản xuất chật hẹp, ngay tại nhà, trong khu dân cư. Để tiết kiệm chi phí, thu nhiều lợi nhuận, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh vẫn chưa thật sự chú trọng đến việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, hầu hết người lao động không tham gia lớp tập huấn, hướng dẫn về bảo đảm an toàn lao động, hầu hết kỹ năng nghề là “cha truyền con nối” nên còn nhiều khó khăn trong quy trình sản xuất, môi trường nơi làm việc.

Trên thực tế, nhiều hộ sản xuất vẫn đang sử dụng máy móc không đảm bảo an toàn, không có tài liệu kỹ thuật phục vụ việc hướng dẫn vận hành thiết bị, không được bảo dưỡng, bảo trì đầy đủ... Trong quá trình làm việc, nhiều lao động không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo hộ và bản thân họ cũng chưa thật sự quan tâm đến việc tự bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro lao động. Phần lớn người lao động phải thường xuyên tiếp xúc các yếu tố khói bụi, tiếng ồn, hóa chất, họ phải đối diện với nhiều nguy cơ dẫn đến bỏng, đứt tay chân, điện giật, bệnh ngoài da…

Theo ông Nguyễn Duy Trường - Chủ tịch Hội làng nghề dệt Phùng Xá, trên địa bàn xã Phùng Xá vẫn xảy ra các vụ mất an toàn lao động, tuy nhiên phần lớn là những lỗi do sai sót trong quy trình sản xuất, vận hành máy móc, may mắn các vụ tai nạn đa phần không quá nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động. Hàng năm phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện vẫn thường xuyên tổ chức kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động. Đối với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn đa phần thường tuân thủ và có đầy đủ các chứng chỉ về an toàn lao động, các hệ thống máy sản xuất có chứng chỉ vận hành và kiểm định về an toàn tuy nhiên các hộ dân sản xuất nhỏ lẻ, họ thường để máy sản xuất trong nhà do đó gặp khó khăn trong việc kiểm tra cũng như phổ biến các quy định về an toàn.

“Người dân do nhận thức còn hạn chế khi được báo đi tham gia các lớp tập huấn, phổ biến về an toàn lao động nhiều người không tham gia vì sợ mất thời gian. Về công tác phòng cháy, chữa cháy nhiều hộ dân để bụi bám vào các thiết bị máy móc do đó tiềm ẩn nguy cơ. Đa phần chỉ những doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối, họ mới chú trọng đến công tác an toàn lao động. Đầu tư những quy trình đảm bảo an toàn lao động rất tốn kém nhưng chính vì sự an toàn nên nhiều doanh nghiệp vẫn tuân thủ. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào ý thức của công nhân, người lao động, họ phải luôn tuân thủ quy trình vận hành của máy móc, các kỹ thuật an toàn trong quá trình làm việc như vậy mới hạn chế xảy ra các sai sót. Mỗi người cần hình thành thói quen nâng cao ý thức an toàn lao động khi đó mới hạn chế được các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra”, ông Trường cho hay./.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

(LĐTĐ) Giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động