Tăng cường thanh, kiểm tra an toàn lao động
Tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, có tới 30% trên tổng số vụ tai nạn lao động hiện nay rơi vào lĩnh vực xây dựng. Điển hình, vào giữa tháng 5 vừa qua, vụ tai nạn lao động làm sập đoạn tường nhà xưởng dài hơn 100m, cao trên 12m của Công ty AV Healthcare Việt Nam tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã cướp đi mạng sống của 10 người và làm 14 người bị thương.
Tương tự là vụ tai nạn lao động làm sập đoạn tường dài khoảng 30m, cao 12,57m tại công trình xây dựng nhà xưởng của Công ty TNHH Bohsing (Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã làm 7 người chết và nhiều người bị thương. hoặc vụ sập giàn giáo 1700m2 tại công trình xây dựng dự án Mapletree Business Centre trên đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong quận 7, TP Hồ Chí Minh ngày 10/7/2019 khiến 3 người chết, 4 người bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn lao động sập đoạn tường nhà xưởng của Công ty AV Healthcare Việt Nam tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. |
Tại Hà Nội, nhiều người cũng không quên vụ ngày 27/9/2019, một thanh sắt của công trình xây dựng trên đường Lê Văn Lương quận Thanh Xuân, Hà Nội đã bất ngờ rơi từ trên cao xuống làm một phụ nữ tử vong và một người bị thương phải nhập viện; vụ sập giàn giáo ngày 17/1/2018 khiến 3 người chết và nhiều người bị thương xảy ra tại công trình Dự án cây xanh, bãi đỗ xe Việt Nhật (phường Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) v.v…
Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, qua thống kê báo cáo chưa đầy đủ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố gửi về, tính đến hết ngày 5/6/2020 cả nước đã xảy ra 320 vụ tai nạn lao động, làm 340 người bị nạn, trong đó, số vụ có chết người là 17 và đã làm 25 người chết. Tính riêng trong tháng 5 (Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân), đã xảy ra 17 vụ tai nạn lao động làm chết người là 25 người chết.
Các tỉnh có vụ tai nạn lao động nhiều là tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh Cũng theo Cục An toàn Lao động, các vụ tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất là lĩnh vực xây dựng với 7 vụ: 2 vụ ngã cao, 4 điện giật, 1 vật đè, trong đó: Có 5 vụ xảy ra ở công trình xây dựng, sửa chữa nhà dân và 2 vụ xảy ra ở công trình xây dựng tòa nhà cao tầng.
Tìm nguyên nhân để giảm tai nạn
Tai nạn lao động liên tiếp xảy ra đã gây tổn thất lớn về người và tài sản. Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động phần lớn do người sử dụng lao động chưa tổ chức huấn luyện an toàn lao động, không xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, không cử người kiểm tra giám sát người lao động trong quá trình làm việc đảm bảo an toàn.
Việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp còn kém như thiếu kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, dụng cụ, không có sự kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, vận hành máy; không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, việc chuẩn bị các phương tiện lao động, đồ bảo hộ lao động đều thiếu hoặc không có.
Nhiều đơn vị xây dựng còn thờ ơ trong việc đăng ký kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; không huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động; không trang bị phương tiện bảo hộ lao động, không ký hợp đồng lao động với người lao động…
Cùng đó nguyên nhân tai nạn lao động cũng đến từ phía người lao động. Theo nhiều chuyên gia về an toàn lao động, lực lượng lao động trong ngành Xây dựng chủ yếu ở các vùng quê lên Thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức an toàn vệ sinh lao động. Ý thức tự bảo vệ mình và bảo hộ chưa tốt. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn lao động đau lòng.
Anh Nguyễn Văn Cường (28 tuổi, quê ở Phú Thọ), thợ hồ đang thi công ở quận Ba Đình, Hà Nội khi được hỏi tại sao không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động đã trả lời: “Cánh thợ hồ chúng em ít khi đội mũ bảo hộ vì toàn làm công trình nhỏ, chả có gì nguy hiểm cả. Đội vào nhiều khi vướng víu, mồ hôi ra khó chịu lắm, cứ mũ vải cho nhẹ nhàng”.
Không riêng anh Cường, nhiều công nhân xây dựng khác cũng rất chủ quan, không chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình đang thi công, không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động đã được cấp phát như găng tay, giầy, mũ bảo hiểm, dây đeo an toàn…
Nhằm góp phần ngăn ngừa tai nạn lao động, ngày 19/5/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc: Tăng cường phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn xảy ra do thi công xây dựng. Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai một số công việc như: Khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả các vụ tai nạn lao động, kịp thời động viên các gia đình có người chết và bị thương, nhanh chóng ổn định, vượt qua những khó khăn, mất mát.
Các địa phương cần chỉ đạo tổ chức thông tin tuyên truyền về những thiệt hại, sự có an toàn lao động dẫn đến xảy ra tai nạn lao động liên tục trong thời gian qua. Đối với Cục An toàn Lao động cũng tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 29 –CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Luật an toàn, vệ sinh lao động, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thi công xây dựng; đặc biệt người lao động phải được tập huấn an toàn vệ sinh lao động, trong sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân,…
Bên cạnh đó, ngày 20/5/2020 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng có Công văn gửi các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề tiền ẩn gây ra sự cố kỹ thuật, mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; đặc biệt là các công trình đang thi công xây dựng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40