Tăng cường năng lực ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Hiện Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở nước ta là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vậy, cần tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh đậu mùa khỉ tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế. Đồng thời, cần xây dựng các kịch bản đối phó với căn bệnh nguy hiểm này.
Việt Nam đối diện với nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập TP.HCM: Siết chặt kiểm dịch tại các cửa khẩu, phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ Sau tuyên bố của WHO, thế giới bước vào cuộc chiến mới với bệnh đậu mùa khỉ

Tập huấn cho các cơ sở y tế về điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Tại cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ đang gây ra 16.000 ca bệnh trên thế giới diễn ra vừa qua do Bộ Y tế tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có đánh giá xem tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ có phải bệnh truyền nhiễm nhóm A không để có kế hoạch về sau.

Tăng cường năng lực ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ
Các chuyên gia y tế họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ.

Về vấn đề giám sát Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nhưng nguy cơ lây qua cửa khẩu, khách nhập cảnh lớn vì thế cần tăng cường giám sát tại cửa khẩu, đặc biệt là khách đến từ các quốc gia đang có dịch, cần có tuyên truyền, có pano, thông tin, tờ rơi…

Đồng thời, cần giám sát trong cộng đồng những trường hợp phát ban, nốt phỏng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cơ bản các ca mắc là nam giới chiếm 98%, trong đối đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới tương đối cao.

"Tuy nhiên, chúng tôi đang đề nghị WHO cập nhật thêm quy trình chẩn đoán vì chúng ta chưa có quy trình chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ trong phòng thí nghiệm. Chúng ta đang đợi nhận bộ mồi và trứng dương của WHO cung cấp", Giáo sư Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nói.

Về vắc xin, theo thông tin Từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ có 2 loại vắc xin được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép sử dụng. Đây đều là vắc xin có thành phần vi rút sống, sử dụng hai liều, mỗi liều cách nhau 4 tuần, cho những người trên 18 tuổi, tuy nhiên vẫn đang thảo luận về cách sử dụng - sử dụng vắc xin trước hay sau khi phơi nhiễm. Trong khuyến cáo thì sử dụng cho nhóm nguy cơ rất cao, người phơi nhiễm, không sử dụng đại trà.

Về công tác điều trị, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế thông tin, ngay sau khi nhận thông tin bùng phát đậu mùa khỉ trên thế giới, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã soạn thảo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị. Tuần tới, Bộ Y tế sẽ tập huấn cho các cơ sở y tế. Đa số ca bệnh đều là những trường hợp nhẹ, một số trường hợp có biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, biến chứng phổi, não.

“Chúng tôi phân ra tuyến xã, huyện điều trị ca nhẹ, tuyến tỉnh và tuyến cuối điều trị ca biến chứng. Đường lây chính đậu mùa khỉ là do tiếp xúc trực tiếp và giọt bắn, nguy cơ lây ở cơ sở y tế khá cao, phải có phương án phòng hộ cho nhân viên y tế”, Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa nói.

Về chẩn đoán, do Việt Nam chưa có bộ kít xét nghiệm đậu mùa khỉ, trước mắt chúng ta dựa vào triệu chứng lâm sàng để sàng lọc. Sau này có các chẩn đoán cận lâm sàng đặc hiệu sẽ áp dụng.

Thông tin về sinh phẩm xét nghiệm, bác sĩ Đỗ Hồng Hiên - Chuyên gia dịch tễ, Tổ chức WHO tại Việt Nam cho biết, hiện Nhật Bản đã sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam một số sinh phẩm nhất định, sẽ được chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện dịch tễ Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên gia của WHO cũng cho rằng, do khó trong việc chẩn đoán bệnh, ca bệnh lâm sàng không điển hình. Vì vậy, chúng ta cần truyền thông để các ca có triệu chứng chủ động đến cơ sở khám chữa bệnh sớm để bảo vệ mình và cộng đồng.

Xây dựng kịch bản đối phó

Tại cuộc họp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế, nhận định, bệnh đậu mùa khỉ khó lây, lây qua tiếp xúc trực tiếp qua giọt bắn lớn và không lây qua không khí. Bên cạnh đó, hiện nay thế giới chưa có thuốc đặc hiệu, vắc xin đặc biệt cho bệnh. Việt Nam cũng không còn dữ trự vắc xin đậu mùa.

Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế. Đồng thời, cần xây dựng các kịch bản đối phó. Hiện Việt Nam đang ở nhóm 1 chưa có ca bệnh.

“Việt Nam chưa có ca bệnh song phải xây dựng kịch bản phản ứng với dịch cho các tình huống có ca bệnh, ca nhập cảnh, ca bệnh trong cộng đồng… khi có kịch bản, xử lý nhanh và sẵn sàng ứng phó”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Về năng lực xét nghiệm, hiện nay ngành Y tế đang chờ hỗ trợ về sinh phẩm xét nghiệm từ WHO. Tuy nhiên theo báo cáo của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có thể dùng sinh phẩm trong phòng thí nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh trong trường hợp khẩn cấp. Thứ trưởng đề nghị nhanh chóng hoàn thiện quy trình xét nghiệm chẩn đoán đậu mùa khỉ vì không có hướng dẫn, không thể chẩn đoán ca mắc.

"Hàng tuần Cục Y tế Dự phòng làm đầu mối họp với các đơn vị để cập nhật tình hình thống nhất các biển pháp triển khai trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, cần có công điện gửi ngay cho các tỉnh thành phố, bộ ngành liên quan để cùng phối hợp thực hiện", Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.

Về việc phân loại bệnh đậu mùa khỉ là bệnh nhóm A, hay B, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Cục Dự phòng họp với các đơn vị đề xuất sớm. Hiện bệnh đậu mùa chung đang ở nhóm A. Đồng thời, đề nghị tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát và các biện pháp phòng chống, truyền thông, phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế, chăm sóc điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ.

Phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế, nông nghiệp và các bộ ngành liên quan trong việc quản lý buôn bán, sử dụng, phòng chống dịch từ động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm động vật có nguy cơ cảm nhiễm cao.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề xuất WHO, Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Hoa Kỳ hỗ trợ một lượng vắc xin nhất định để có thể tiêm cho nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là trong trường hợp xuất hiện tại Việt Nam. Về thuốc kháng vi rút nếu có, Việt Nam cũng mong muốn nhận được hỗ trợ.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh đậu mùa khỉ. Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công gô và sau đó trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch. Khi người dân có những triệu chứng nghi ngờ trên cần báo ngay cho các cơ sở y tế để được theo dõi và tư vấn kịp thời.

Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì bàn giao nhà tình nghĩa tri ân gia đình liệt sĩ dịp Tết

Thanh Trì bàn giao nhà tình nghĩa tri ân gia đình liệt sĩ dịp Tết

(LĐTĐ) Huyện Thanh Trì phối hợp với Hội doanh nghiệp huyện vừa tổ chức Lễ bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình vợ - con liệt sỹ Đặng Văn Thưởng tại thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà.
Xử lý nhiều đối tượng “câu like”, tăng tương tác cho tài khoản trên mạng xã hội

Xử lý nhiều đối tượng “câu like”, tăng tương tác cho tài khoản trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Công an Hà Nội đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng lợi dụng sự quan tâm của dư luận đối với vụ việc, nên đã có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật để “câu like”, tăng tương tác cho tài khoản trên mạng xã hội.
Tai nạn giao thông gần cầu Nhật Tân khiến 3 người tử vong

Tai nạn giao thông gần cầu Nhật Tân khiến 3 người tử vong

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (13/1), một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên đường Võ Nguyên Giáp, giữa xe tải và xe máy. Vụ tai nạn khiến 3 người tử vong tại chỗ, phương tiện bị hư hỏng nặng. Giao thông hướng lên cầu Nhật Tân ùn tắc, di chuyển khó khăn.
Trao yêu thương đến đoàn viên ngành Xây dựng Hà Nội dịp Xuân mới

Trao yêu thương đến đoàn viên ngành Xây dựng Hà Nội dịp Xuân mới

(LĐTĐ) Với phương châm không để đoàn viên, người lao động không có Tết, thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tập chung huy động mọi nguồn lực từ ngân sách xã hội hóa, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân để quan tâm, chăm lo, tặng quà đến đoàn viên, người lao động, tạo sự gắn kết giữa tổ chức Công đoàn, đoàn viên và người sử dụng lao động.
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(LĐTĐ) Sáng nay (13/1), tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
LĐLĐ quận Đống Đa phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp

LĐLĐ quận Đống Đa phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), tối 12/1, tại Trung tâm Thông tin, văn hoá và thể thao quận Đống Đa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức Chương trình nghệ thuật “Khát vọng xanh”, mừng Đảng, mừng Xuân; phát động thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ quận Đống Đa lần thứ 29, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Giá xăng dầu hôm nay (13/1): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (13/1): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 13/1, giá dầu thế giới tăng vọt, đồng USD mạnh lên, tồn kho dầu của Mỹ tăng, căng thẳng giữa Nga và Ukraine là những yếu tố khiến giá dầu mạnh.

Tin khác

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

(LĐTĐ) Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, vi rút HMPV gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc không phải loại nguy hiểm, vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, người dân cũng không được chủ quan trong việc phòng bệnh.
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 8/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thông tin về tiến độ Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện nay vẫn chậm tiến độ, chưa thể đưa vào vận hành.
Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị

Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị

(LĐTĐ) Do tự ý sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị sai cách khi đau tinh hoàn, người đàn ông 49 tuổi phải cắt bỏ tinh hoàn, đối mặt nguy cơ suy sinh dục sớm.
Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bim bim Đức Vinh vì không đảm bảo an toàn thực phẩm

Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bim bim Đức Vinh vì không đảm bảo an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Sáng 7/1, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại xưởng sản xuất bim bim Công ty Cổ phần Thương mại và công nghệ thực phẩm Đức Vinh (tại địa chỉ số 2 đường Thanh Niên, điểm công nghiệp La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

(LĐTĐ) Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec vết thương của tiền đạo Nguyễn Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu. Kết quả hội chẩn ghi nhận, cầu thủ Xuân Son bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn.
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến

BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến

(LĐTĐ) Người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương sẽ được quỹ BHYT thanh toán 50% mức hưởng.
Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày

Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày

(LĐTĐ) Sau khi uống một loại bột được bào chế từ hạt cây được cho là “hạt sang” để chữa viêm dạ dày, người phụ nữ rơi vào tình trạng ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh được xác định ngộ độc strychnin, một chất có trong hạt mã tiền.
Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động