Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực kinh tế tư nhân
Còn thiếu vắng lực lượng tiên phong
Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây gắn liền với quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, mở rộng các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng với tiềm năng, ngoại trừ trong vấn đề tạo việc làm. Sự nhỏ bé về quy mô và năng suất lao động còn thấp chính là nguyên nhân của điều đó. Song, cũng cần nhận thấy rằng, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong sự phát triển, đó là sự thiếu vắng công nghệ hiện đại, vốn và nhân công chất lượng cao, dẫn đến năng suất lao động thấp.
Cùng với đó, kỹ năng quản lý và chuyên môn của nhiều doanh nghiệp tư nhân còn yếu kém nên thường phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình tăng trưởng và mở rộng sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân chưa có khả năng, điều kiện để tham gia đấu thầu quốc tế. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, nhất là trong điều kiện hội nhập ngày càng mở rộng như hiện nay. Liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như với các doanh nghiệp trong khu vực và ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản chưa được phát huy, do đó cản trở việc chuyển giao kiến thức, công nghệ, thông tin và ý tưởng kinh doanh.
Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây gắn liền với quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, mở rộng các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. |
Tại Lễ khởi động Dự án “Tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC)”, ông Lê Mạnh Hùng - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, khu vực tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng trong hơn 3 thập kỷ qua và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể, khu vực này phát triển trên nhiều phương diện, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng khoảng 40% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các ngồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, tăng thu ngân sách Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, theo ông Lê Mạnh Hùng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, thiếu vắng lực lượng tiên phong, dẫn dắt, đồng thời trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tư duy kinh doanh manh mún, đồng thời phải đối mặt với nhiều rào cản và hạn chế làm cản trở khả năng tăng trưởng liên tục và bền vững, trong đó có các vấn đề như công nghệ mới, thiết lập mạng lưới, liên kết thị trường và thiếu tiếp cận với các cơ hội về đào tạo quản lý và nâng cao kỹ năng. Cụ thể, năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ với chỉ 4% doanh nghiệp vừa và lớn, 96% là nhỏ và siêu nhỏ, thiếu vắng lực lượng tiên phong. Đặc biệt, năng lực khoa học công nghệ được coi là hạn chế lớn với 10% số doanh nghiệp đã từng đăng ký, hoặc đăng ký thành công 1 bằng sáng chế trong vòng 3 năm liên tiếp. Đầu tư doanh nghiệp cho khoa học công nghệ chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các nước khu vực.
Cần hỗ trợ để tăng năng lực cạnh tranh
Để phát triển và hội nhập, kinh tế tư nhân phải được định hướng phát triển và nâng cao năng lực trong quy hoạch phát triển ngành, vùng, từng địa phương để khai thác lợi thế cạnh tranh của quốc gia và của từng địa phương. Nhà nước đang từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp những dịch vụ phù hợp cho khu vực kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn mạnh để kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã chính thức khởi động Dự án "Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam ISPC". Theo đó, khoảng 5.000 doanh nghiệp với sản phẩm "Made in Vietnam" sẽ được hỗ trợ để tăng cường năng lực cạnh tranh trong 5 năm tới. Dự án sẽ được triển khai trong 5 năm với ngân sách 36 triệu USD do USAID tài trợ. Đây là dự án được công bố trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris hồi tháng 8/2021.
Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp Lê Mạnh Hùng cho biết, Dự án sẽ thu hút và huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân để thiết lập các quan hệ đối tác giá trị chung và xây dựng các giải pháp dẫn đầu thị trường. Bên cạnh đó, dự án cũng hợp tác với các đối tác tư nhân tại địa phương, đơn vị hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài và các công ty hàng đầu trong nước và quốc tế nhằm hỗ trợ các dự án nhỏ đang tăng trưởng nâng cao năng lực về quản trị, nhân lực, tài chính và công nghệ.
Ông Lê Mạnh Hùng cũng khẳng định, dự án khởi động trong thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế đang đối mặt với dịch bệnh. Sự khác biệt lớn của ISPC so với các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ trước đến nay là thiết kế gói hỗ trợ riêng biệt cho doanh nghiệp đang tăng trưởng để trở thành doanh nghiệp dẫn dắt, đồng thời có sự chia sẻ chi phí giữa doanh nghiệp và dự án để cùng nhau hợp tác, từ đó có tác động lan toả, tạo nên nhiều doanh nghiệp tiên phong.
Bà Ann Marie Yastishock - Giám đốc USAID Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Dự án mới này là một nỗ lực quan trọng của USAID nhằm giúp Việt Nam tận dụng được tinh thần khởi nghiệp của các doanh nghiệp trong nước nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng động của khu vực tư nhân Việt Nam để trở thành một khu vực có thể cạnh tranh trên toàn cầu và đem lại cơ hội công bằng hơn cho tất cả".
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tặng 1.000 vé xe cho công nhân, sinh viên về quê đón Tết
Doanh nghiệp 21/12/2024 08:42
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
Doanh nghiệp 20/12/2024 14:19
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu
Doanh nghiệp 15/12/2024 21:01
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Doanh nghiệp 15/12/2024 10:56
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Infographic 15/12/2024 10:53
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán
Doanh nghiệp 14/12/2024 10:31
Hộp quà Tết SONA - Thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp 12/12/2024 16:04
Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc với ưu đãi hấp dẫn
Doanh nghiệp 10/12/2024 09:58