Tăng cường kết nối doanh nghiệp và địa phương Việt Nam- Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Chiều 15/11 (giờ địa phương), tại thành phố San Francisco, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự và phát biểu tại Tọa đàm bàn tròn kết nối doanh nghiệp và địa phương Việt Nam-Hoa Kỳ. Cụ thể là TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hưng Yên và Bắc Giang...
Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ: Bước sang một thời kỳ mới Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng 133 lần sau 25 năm "Chính phủ hành động" và những ưu tiên chung của Việt Nam-Hoa Kỳ

Cùng dự có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN Ted Osius; đông đảo lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Theo TTXVN, phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhắc lại dấu ấn quan trọng trong quan hệ hai nước là việc xác lập Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ vào tháng 9 vừa qua với đa dạng các nội dung hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, đào tạo, khoa học-công nghệ và hợp tác giữa các địa phương.

Tăng cường kết nối doanh nghiệp và địa phương Việt Nam- Hoa Kỳ
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chứng kiến lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ ( Ảnh: TTXVN)

Đánh giá cao đông đảo doanh nghiệp, địa phương Việt Nam và Hoa Kỳ tham dự Tọa đàm lần này, Chủ tịch nước cho rằng, các thỏa thuận và hợp tác cấp cao chỉ thành hiện thực và mang lại kết quả khi có sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và địa phương hai nước.

Những thành công ấn tượng của nhiều doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cho đến nay là minh chứng rõ nét về cơ hội đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, Việt Nam chào đón các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam đang quan tâm, như công nghệ cao, sản xuất chip, chất bán dẫn, kinh tế xanh, kinh tế số, thanh toán không dùng tiền mặt. Việt Nam đang nỗ lực tối đa để đổi mới và hoàn thiện thể chế nhằm tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam yên tâm kinh doanh, mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển.

Chủ tịch nước nêu rõ: “Những vấn đề mà các bạn chưa hài lòng, chưa an tâm về thủ tục hành chính, về cách thức giải quyết các vướng mắc, khó khăn, đó cũng chính là vấn đề ưu tiên của chúng tôi. Đó cũng là vấn đề chúng tôi chưa thực sự hài lòng và chúng tôi sẽ nỗ lực để khắc phục và giải quyết”.

*Tại Tọa đàm, thay mặt lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Hữu Nghĩa- Bí thư Tỉnh ủy đã có bài phát biểu giới thiệu tiềm năng, cơ hội của tỉnh Hưng Yên trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, mục tiêu chiến lược phát triển Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là “Xây dựng Hưng Yên thành tỉnh công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa ba trụ cột là tăng trưởng kinh tế nhanh - xây dựng xã hội hài hòa - bảo vệ môi trường sinh thái”. Không thu hút đầu tư, tăng trưởng bằng mọi giá, kiên quyết không đánh đổi tăng trưởng với bất bình đẳng xã hội và ô nhiễm môi trường.

Tăng cường kết nối doanh nghiệp và địa phương Việt Nam- Hoa Kỳ
Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên - Nguyễn Hữu Nghĩa phát biểu tại Tọa đàm (Ảnh: CTTHY)

Với quan điểm xuyên suốt đó, chiến lược phát triển của tỉnh dựa trên 3 trụ cột chính, đó là: Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, phát thải các bon thấp, sử dụng ít tài nguyên; Phát triển thương mại, dịch vụ có gía trị gia tăng lớn; Phát triển kinh tế đô thị trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, hình thành hệ thống đô thị hiện đại, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, mang tính kết nối cao, trọng tâm là các đô thị sinh thái, thông minh, đáng sống; đô thị công nghiệp, dịch vụ gắn với bảo đảm nhà ở xã hội cho người lao động và công nhân.

Về định hướng chiến lược của Tỉnh là thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng ưu tiên thu hút đầu tư các dự án như: Cơ khí chế tạo, sản xuất, lắp ráp ô-tô, linh kiện ô tô, máy bay, thiết bị hàng không, thiết bị công trình, thiết bị năng lượng, thiết bị điện, thiết bị y tế; sản xuất vật liệu, nhất là vật liệu mới; nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ số; sản xuất robot, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa…

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên cam kết cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư; quyết tâm xây dựng một chính quyền mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm và luôn đồng hành với người dân, doanh nghiệp; luôn cầu thị lắng nghe, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh; lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; không ngừng nỗ lực, đổi mới, phục vụ tốt hơn để người dân có được cuộc sống ngày càng tốt hơn và vì một môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Tỉnh sẽ làm tất cả những gì pháp luật cho phép để đem lại sự thành công cho doanh nghiệp dựa trên triết lý sự thành công của doanh nghiệp, nhà đầu tư là sự thịnh vượng của chúng tôi...

PV

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Xử lý nghiêm tình trạng doanh nghiệp “sân sau” của tổ chức tín dụng

Xử lý nghiêm tình trạng doanh nghiệp “sân sau” của tổ chức tín dụng

(LĐTĐ) Quốc hội yêu cầu có giải pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo của tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp “sân sau” của tổ chức tín dụng. Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả và thực chất phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XV, sáng 29/11, với 459/462 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 92,91%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023

(LĐTĐ) Sáng nay (29/11), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì buổi tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly (Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) do đồng chí Duangta Soulivong, Bí thư Huyện ủy, Huyện trưởng làm trưởng đoàn tới chào xã giao.
Thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư công trình giao thông đường bộ

Thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư công trình giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, chiều 28/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, với 464/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 93,93%).
Tạo bước đột phá cho TP. Hồ Chí Minh “cất cánh”

Tạo bước đột phá cho TP. Hồ Chí Minh “cất cánh”

(LĐTĐ) Nghị quyết 98/2023/QH15 ra đời góp phần tháo gỡ nhiều vấn đề ách tắc về pháp lý, do đó, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần phải tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược để thúc đẩy TP.HCM phát triển nhanh, bền vững.
Tuyên bố Chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Đối tác Chiến lược Toàn diện

Tuyên bố Chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Đối tác Chiến lược Toàn diện

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Chúng tôi thống nhất cùng ra Tuyên bố Chung về nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 27/11, có 468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,74%), Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Phát huy năng lực các Viện nghiên cứu trong tình hình mới

Phát huy năng lực các Viện nghiên cứu trong tình hình mới

(LĐTĐ) Ngày 26/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với các Viện nghiên cứu trong ngành Công Thương. Hội nghị nhằm triển khai thực hiện Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành Công Thương đến năm 2030, đồng thời, đánh giá kết quả hoạt động của các Viện trong giai đoạn vừa qua.
Hà Nội kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá

Hà Nội kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá

(LĐTĐ) PGS. TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản phân tích, Hà Nội có nhiều điều kiện để phát triển, trong đó có nguồn lực về vị trí tự nhiên, văn hóa, con người. Theo đó, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà cho rằng, quy hoạch Hà Nội sẽ có nhiều trục phát triển nhưng cần nhấn mạnh hơn với một tinh thần nhất quán về trục phát triển sông Hồng và cần quan tâm hàng đầu đến yếu tố văn hoá.
Xem thêm
Phiên bản di động