Tăng cường các biện pháp bình ổn thị trường giá cả sau Tết
Theo đó, đối với tháng 2 và quý I năm 2023, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yết, thực hiện kiểm soát chặt chẽ và bình ổn giá cả đối với mặt hàng dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, đi lại phục vụ dịp lễ, tết. Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí (nhất là dịch vụ tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô).
Quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết; tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trong dịp sau Tết, xử lý nghiêm các tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý.
![]() |
Quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết |
Đối với mặt hàng xăng dầu, trong giai đoạn sau Tết là thời điểm nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương chủ động bám sát tình hình thực tế để chủ động các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Đối với cả năm 2023, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động, linh hoạt đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 4,5% do Quốc hội và Chính phủ đề ra: Theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để kiến nghị các biện pháp điều hành về tiền tệ, tài khóa phù hợp.
Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai việc tính toán, đánh giá tác động, chuẩn bị phương án để bảo đảm ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối với các hàng hóa, dịch vụ khác, trên cơ sở việc tiếp tục triển khai bình ổn giá cả dịp trước, trong và sau Tết, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý; chủ động dự báo và có các phương án bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, vật tư nông nghiệp…
Tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá nhất là các mặt hàng nhạy cảm, có tác động lớn đến người dân; công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cần nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của “đại bàng”

Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa

Tăng cường gắn kết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội

Phạt sao cho đủ răn đe?

Định vị và nâng tầm thương hiệu hàng Việt

Động lực từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Khen thưởng 133 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tin khác

Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số
Thị trường 27/03/2023 09:21

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa TP.HCM với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Thị trường 25/03/2023 13:26

Giá thịt heo và vấn đề sức mua xã hội hiện nay
Thị trường 25/03/2023 12:55

Đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa
Thị trường 24/03/2023 22:02

Chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng xanh
Thị trường 23/03/2023 09:45

Cần thực hiện một số thay đổi về chính sách và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch
Thị trường 22/03/2023 13:29

Ưu đãi “3 NGÀY VÀNG” mua kim cương giá tốt, tặng siêu ưu đãi lên tới 15%
Kinh tế 22/03/2023 10:32

Thị trường ô tô: Cạnh tranh mạnh, khách hàng có được lợi?
Thị trường 21/03/2023 16:38

Từ 15h ngày 21/3, giá xăng giảm mạnh gần 800 đồng/lít
Thị trường 21/03/2023 15:21

Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu
Thị trường 20/03/2023 18:19