Tăng cơ hội cho taxi truyền thống
Taxi công nghệ sẽ hoạt động tương tự taxi truyền thống Taxi truyền thống và Uber, Grab: Thay đổi để tồn tại Bộ Giao thông ”siết” hoạt động của Uber, Grab |
Ảnh minh họa. |
Năm 2014, các ứng dụng gọi xe công nghệ Grab, Uber chính thức ra mắt, tham gia vào thị trường vận tải tại Việt Nam đã thay đổi bộ mặt ngành vận tải. Chỉ trong thời gian ngắn, các hãng xe công nghệ thu hút lượng lớn tài xế đầu quân, số xe tham gia lên tới hàng chục nghìn.Ứng dụng trên nền tảng công nghệ đã giúp Uber và Grab có sức cạnh tranh gần như vượt trội hoàn toàn so với taxi truyền thống.
Với góc độ là người tiêu dùng, người dân lựa chọn đi Uber hay Grab vì thuận tiện do phần mềm mang lại, kết nối dễ dàng, nhanh chóng, song quan trọng hơn cả là bởi giá cả. Grab và Uber rất linh hoạt, có chế độ giá cho giờ cao điểm và thấp điểm trong khi taxi chưa thực hiện được.
Cụ thể, Uber và Grab liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi: Đi hai chuyến tính tiền một chuyến; đi từ chuyến thứ 2 giảm 50%; giảm 30.000 cho 3 chuyến vào cuối tuần, giảm 50% khi đi vào ban đêm, đi ra sân bay với chỉ 150.000 đồng/lượt... điều đó giúp thị phần của Uber cũng như Grab ngày càng mở rộng. Tháng 3/2018, khi Grab kéo Uber “về chung một nhà” đã mở ra một thời kỳ gần như là độc quyền của hãng xe này trên thị trường.
Để cạnh tranh, taxi truyền thống đã có những thay đổi mạnh mẽ. Sau thành công của taxi G7, Liên minh taxi Việt cũng được ra đời trên cơ sở hợp nhất của 17 đơn vị với khoảng 12.000 đầu xe, lớn nhất cả nước. Tất cả các hãng gia nhập Liên minh taxi Việt đều được cam kết hai nội dung: Khách hàng sẽ được kết nối đến với lái xe trong vòng từ 1 đến 2 phút và không tăng giá cước trong giờ cao điểm.Cùng với việc hợp nhất để tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp taxi cũng xây dựng những app riêng để đặt xe, tạo thêm một kênh kết nối khác cho khách hàng.
Ngày 5/12, Nghị định 126/2020/NĐ-CP (Nghị định 126) quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế bắt đầu có hiệu lực.Theo Nghị định 126, các hãng xe công nghệ phải nộp 10% thuế giá trị gia tăng trên tổng doanh thu mà khách hàng thanh toán cho mỗi chuyến xe, thay vì tài xế đóng 3% giá trị gia tăng trên doanh thu thực nhận và doanh nghiệp đóng 10% giá trị gia tăng trên phần chiết khấu thu về như trước.
Thực hiện theo Nghị định mới, Grab điều chỉnh giá cước đối với hành khách thêm 6%. Như vậy, mức cước phí xe công nghệ hiện nay không còn hấp dẫn với người tiêu dùng như trước.Điều đó đồng nghĩa với việc lợi thế lớn nhất của Grab đang mất đi và tạo cơ hội cạnh tranh công bằng hơn cho taxi truyền thống.
Ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng, sự cạnh tranh giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống cũng là động lực để hai bên cùng phát triển, người tiêu dùng có sự lựa chọn về dịch vụ. Để cạnh tranh hiệu quả vẫn là dịch vụ chuyên nghiệp, đơn vị nào lấy được lòng khách hàng sẽ chiến thắng trong “cuộc chơi” này. Đây chính là quy luật cạnh tranh của thị trường. Chỉ khi nào xã hội có cạnh tranh mới có thể phát triển và người dân mới có thể được hưởng lợi.
Từ việc xe ôm công nghệ tăng cước phí sẽ mở ra cơ hội lớn cho taxi truyền thống. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh hiệu quả, bản thân taxi truyền thống cũng cần cải thiện một loạt vấn đề mà trong đó thái độ tài xế là điều tiên quyết. Bởi hiện nay rất nhiều khách hàng phàn nàn rằng họ không muốn đi taxi truyền thống bởi thái độ phục vụ không thân thiện gây mất thiện cảm.
Ngoài ra,việc bảo dưỡng, giữ gìn xe cũng phải được chú trọng. Cùng với đó, taxi truyền thống cũng phải xây dựng được các ứng dụng cho phép xem trước mức giá của chuyến đi cũng như lộ trình di chuyển của xe để đảm bảo an toàn cho khách hàng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07