Tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng
Sẵn sàng các điều kiện để triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Mùa hè tình nguyện năm 2022 của thanh niên đã bắt đầu Phát huy tinh thần tự giác trong thực hiện nhiệm vụ phát triển Thủ đô |
Đồng chí Phạm Hùng tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11/6/1912 trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước tại ấp Long Thiềng, làng Long Hồ, tổng Long Bình, huyện Vĩnh Bình, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng trong tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng tại Mỹ Tho khi mới 16 tuổi; vinh dự được kết nạp Đảng, làm Bí thư chi bộ trường học khi 18 tuổi và được Đảng phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho khi 19 tuổi.
Đồng chí Phạm Hùng thăm và làm việc với trại cải tạo K20 Bến Tre năm 1982. Ảnh tư liệu. |
Ngày 2/6/1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt tại Mỹ Tho. Kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, cực hình để tra tấn nhưng không khuất phục được ý chí cách mạng của đồng chí. Sau hơn 7 tháng giam cầm, đầu năm 1932, chúng đưa đồng chí ra xét xử, khép án 3 năm tù, 3 năm quản thúc và đưa về Mỹ Tho giam giữ.
Ngày 20/9/1932, tại Mỹ Tho, thực dân Pháp đã mở phiên tòa Đại hình xét xử và đồng chí bị kết án tử hình, bị giam ở xà lim án chém Khám Lớn Sài Gòn. Sau gần 15 năm bị giam cầm (từ năm 1931 đến năm 1945), được Đảng đón từ nhà tù Côn Đảo về đất liền, đồng chí Phạm Hùng tham gia ngay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ. Đồng chí được bầu vào Xứ ủy lâm thời Nam Bộ và đến đầu năm 1946 được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam Bộ kiêm Giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc (Giám đốc Nha Công an Nam Bộ).
Sau khi miền Bắc được giải phóng, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phạm Hùng đã tham gia tổ chức biên soạn và hoàn thiện dự thảo Đề án về hòa bình thống nhất nước nhà và cách mạng miền Nam, làm cơ sở cho Hội nghị Trung ương lần thứ mười lăm (khóa II) xây dựng Nghị quyết 15 về cách mạng miền Nam; góp phần định hướng, tạo bước ngoặt cho cách mạng miền Nam từ thế cầm cự giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tấn công và giành thắng lợi.
Ngày 29/4/1958, tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa I đã bầu đồng chí Phạm Hùng làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Năm 1967, đồng chí được Đảng giao nhiệm vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam và Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Đồng chí có vai trò quan trọng trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986), đồng chí Phạm Hùng tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị; tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII (17/6/1987), được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khóa: II, III, VI, VII, VIII.
Ngày 10/3/1988, đồng chí Phạm Hùng đột ngột từ trần trên đường đi công tác tại các tỉnh Nam Bộ, để lại niềm tiếc thương cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Với 58 tuổi Đảng, 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Phạm Hùng đã nêu tấm gương mẫu mực về phẩm chất kiên trung, bất khuất, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Phạm Hùng là tấm gương cao đẹp của một người cộng sản chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Trong suốt 60 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Phạm Hùng không quản gian nan, nguy hiểm, dù ở cương vị, thời kỳ cách mạng nào, đồng chí cũng luôn sẵn sàng xông pha nơi “đầu sóng, ngọn gió”, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và cống hiến đến hơi thở cuối cùng vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân, vì hòa bình và phát triển đất nước.
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Phạm Hùng, chúng ta học tập tấm gương của người chiến sĩ cộng sản với những phẩm chất cao quý. Đó là, ý chí kiên cường, dũng cảm, lạc quan, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó là tình yêu thương con người, đối với đồng chí sống có tình nghĩa, bao dung, vị tha; đối với bản thân thì nghiêm khắc tự phê bình, sẵn sàng tiếp thu ý kiến người khác góp ý; sống giản dị, chân tình; hiếu nghĩa với cha mẹ, quê hương, đất nước; thủy chung, mẫu mực, hết lòng chăm lo, thương yêu gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm
Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024
Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn
LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh
Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô
Tin khác
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự
Tin mới 02/12/2024 22:25
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Thời sự 02/12/2024 22:19
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động
Tin mới 02/12/2024 19:48
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị
Sự kiện 02/12/2024 19:04
Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
Tin mới 02/12/2024 16:51
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh
Thời sự 02/12/2024 13:59
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững
Thời sự 02/12/2024 11:04
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật
Sự kiện 02/12/2024 06:19
Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị
Tin mới 01/12/2024 14:46