Tấm gương
Đồng phục | |
Căn lều trống |
Thằng Chính nằm trên giường úp mặt vào vách, uể oải nói: “Con không đi học nữa đâu!”. “Sao vậy con? Phải đi học chứ?”.
Thế rồi, bà cứ gặng hỏi, nhưng chắng thấy thằng Chính nói gì nữa, mà chỉ thấy nó khóc ấm ức, vai rung lên từng đợt.
Bà Lý lấy ông Liêm muộn lắm. Ông Liêm đi bộ đội phục viên về làng sau chiến tranh với thương tật 3/4, vợ chồng cưới nhau mãi mới có một mụn con trai, nên thằng Chính được ông bà cưng chiều hết mực. Ông Liêm tham gia chính quyền xã, dần dần làm đến chức chủ tịch, nên nhà cũng có của ăn của để so với các nhà khác trong xóm. Thằng Chính học hết cấp 3, được bố mẹ cho xuống thị trấn theo học trường dạy nghề của tỉnh. Cuối tuần rồi nó về chơi, tưởng hôm nay nó về trường, thì lại xảy ra chuyện gì đó mà nó nhất quyết đòi ở nhà.
Bà Lý quay vội ới chồng đang tưới cây ở ngoài vườn: “Ông vào xem sao, mà thằng Chính nó đang bảo không đi học nữa kìa?”. Ông Liêm vội vào buồng. Một lát sau, bà Lý nghe thấy tiếng cãi cọ qua lại của hai bố con, rồi ông Liêm hầm hầm ra nhà ngoài ngồi hút thuốc lào sòng sọc, mặt trầm ngâm ghê lắm.
Hơn 50 tuổi đầu, đã trải qua bao sóng gió của cuộc đời, mà sao giờ đây ông Liêm thấy thật chua xót. Những năm tham gia bảo vệ biên giới của tổ quốc, ông đã đối mặt cái chết mà không hề sợ hãi. Một phần máu xương ông đã để lại nơi chiến trận. Về làng lấy vợ muộn, làm cán bộ xã, ông Liêm không ngờ kinh tế thị trường đã làm ông dần dính vào những việc khuất tất - từ chuyện đất cát của xã đến chuyện sổ đỏ của dân bị găm lại và “thất lạc” có chủ ý. Chuyện vỡ lở mấy tuần nay, ầm ĩ cả làng trên xóm dưới, làm ông Liêm đau đầu chán nản, chả buồn ra trụ sở xã làm việc.
Sáng nay, thằng Chính nó sổ toẹt ra với ông rằng, nó không muốn đi học nữa, vì quá xấu hổ khi tên của bố nó được đăng đầy trên báo mạng với những câu hỏi “nghi vấn”. Ông Liêm đã phải cầm roi dọa nó khi nó hỗn với ông, nhưng khi nó “bật” lại với ông những điều nó biết, thì chiếc roi trong tay ông bỗng tuột xuống. Ông thẫn thờ, bất lực.
Ngày xưa, từng nhiều lần đối mặt với cái chết, ông không sợ, mà bây giờ đối mặt với “đạn bọc đường” thì ông lại bị gục ngã. Ông Liêm thở dài, lần bước ra ngõ bước thấp bước cao… Ông tới trụ sở ủy ban xã, cặm cụi viết đơn xin từ nhiệm và một bản tường trình. Ông hy vọng rằng, chỉ có cách đó, may ra mới có thể lau đi được những vết mốc trên tấm gương mà ông đã làm ố bẩn...
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21