Căn lều trống
Đánh đổi | |
Những khoảnh khắc lặng nhìn |
Thấy nó đứng tần ngần, mẹ nó hỏi: “Có phải giấy báo đỗ đại học không?”. Nó bật khóc. Mẹ nó mắng yêu: “Đỗ thì đi học, sao mà khóc”. Nó nhìn quanh nhà, chẳng có cái gì đáng giá, đi học, lấy tiền ở đâu ra?
Rồi nó vẫn được đi học. Mẹ nó bán nốt con lợn nái trong chuồng, lấy tiền cho nó lên thành phố. Hàng xóm mỗi người cho một ít, nó cũng có tiền tiêu trong vài tháng.
Đi học 4 tháng nó không về, bởi mỗi lần nhớ nhà muốn về, thì mẹ nó lại bảo: “Cứ ở đấy, đi lại tốn tiền tàu xe, cần gì cứ bảo mẹ gửi lên”. Vì thế, nó ráng ở lại học, đến hè mới về. Hè về, thấy không còn cái tivi, mẹ nó bảo bị hỏng nên cho đồng nát rồi.
Bộ tràng kỷ cũ kỹ từ hồi ông nội để lại cũng chẳng còn, mẹ nó bảo nhà chật, cho người ta để lấy chỗ chứa ngô, sắn... Mùa hè cũng qua nhanh, khi nó đi, nó khóc vì thương mẹ, thương em….
Năm thứ 2, hình ảnh về căn nhà đơn sơ không còn làm nó nhức nhối nữa. Nó đã quen với phố xá đô thị nhộn nhịp. Nó cần ăn mặc cho giống người thành thị, nó cần nhuộm mái tóc cho đỡ quê, nó cần mua cái túi xách hợp thời trang, cần đôi guốc cao để mặc váy cho đẹp… nó bắt đầu nói dối về những khoản tiền phải đóng để mẹ nó thu xếp.
Nó bước vào cuộc sống vội vã, bỏ lại những nhọc nhằn mà nó đã từng trải, kể cả cái lưng cong cong của mẹ lấp sau vườn cải…
Tết nó không về quê, vì phải đi dã ngoại cùng đám bạn sinh viên ở lại. “Thiếu gì cứ bảo mẹ gửi lên”. Nó nhớ lời mẹ dặn và nó biết thế nào mẹ cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu của nó, vì nó là một cử nhân tương lai, nó là người tri thức nhất dòng họ…
Hè năm thứ 2, nó mới về quê. Nơi nhà nó giờ người ta xây một cái nhà máy sản xuất máy cày, máy ủi. Nó ngơ ngác hỏi hàng xóm. Người ta chỉ cho nó túp lều nhỏ kề mảnh vườn của người bác.
Nó chạy vội về “nhà”. Nhà trống trơn, chỉ có cái bếp đen nhẻm củi than ám khói. Em nó đang hái rau dại ven bờ ruộng, cái lưng cong của mẹ nó nhấp nhô sau luống rau đay già cỗi cao quá đầu.
Mẹ nó vứt cái cuốc, ôm chầm lấy nó, vỗ vỗ vào lưng: “Trông con giống gái thành thị quá rồi đấy”. Nó bật khóc nức nở, mẹ nó lại vỗ về, an ủi: “Mẹ bán cái nhà, rồi gửi tiết kiệm ngân hàng, đủ cho con học hết đại học, học xong, kiếm tiền mà nuôi mẹ, nuôi em nhé. Bố nhà cô, lớn bằng này rồi mà còn khóc”. Mẹ cốc đầu nó như thuở còn thơ.
Nó vào nhà, soi vào cái gương cũ mốc từ hồi xưa còn sót lại, nó thấy mình thật xấu xí trong mớ tóc nâu vàng và bộ quần áo hợp thời. Vì nó. mà nay mẹ và em phải ở trong căn lều trống. Tim nó thắt lại...
P.Bảo Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21