Tại sao tôi vẫn muốn duy trì những cuộc gặp mặt trực tiếp với khách hàng, đối tác và nhân viên?

(LĐTĐ) Đại dịch đã làm thay đổi phương thức làm việc truyền thống, cách thức chúng ta tiếp cận khách hàng, đối tác và buộc chúng ta phải thích ứng với những phương thức mới linh hoạt hơn để tiếp tục tìm kiếm cơ hội kinh doanh và phát triển.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn Sản xuất, kinh doanh thích ứng linh hoạt trong tình hình mới Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

(Bài viết chia sẻ góc nhìn của ông Lê Đông Lâm, Giám Đốc Điều Hành Sơn Công nghiệp và Sơn Ô tô Việt Nam, Sơn Tôn Mạ Màu và Nhôm Định Hình - Khu vực Đông Nam Á - Tập Đoàn Sơn PPG – USA).

Tôi đã dành hơn 10 ngày liên tục cho chuyến công tác đầu tiên sau gần 5 tháng làm việc online tại nhà do dịch Covid-19. Phần lớn thời gian của chuyến đi đều dành cho việc gặp mặt, đàm phán, trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác và gặp gỡ đồng nghiệp, nhân viên.

Đại dịch đã làm thay đổi phương thức làm việc truyền thống, cách thức chúng ta tiếp cận khách hàng, đối tác và buộc chúng ta phải thích ứng với những phương thức mới linh hoạt hơn để tiếp tục tìm kiếm cơ hội kinh doanh và phát triển. Sự đột phá của công nghệ hiện nay giúp duy trì kết nối, thu hẹp khoảng cách về địa lý thông qua các nền tảng số và các ứng dụng giao tiếp trực tuyến. Tuy nhiên, tôi tiếp tục đặc biệt coi trọng việc gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp vì hiệu quả vượt trội mà khó có công nghệ số nào có thể mang lại.

Chất lượng đường truyền kết nối tốt không đồng nghĩa với chất lượng kết nối trong quan hệ

1. Sự khác nhau giữa khái niệm “Gặp gỡ/Liên hệ” và “Kết nối”. Với các cuộc họp trực tuyến, chúng ta có thể nhấn vào link để nhanh chóng “gặp gỡ”, duy trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng và nhân viên. Những cuộc gặp này cho chúng ta cảm nhận như không bị hạn chế bởi rào cản không gian và thời gian vì gần như ở bất cứ nơi nào có kết nối internet đều có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, duy trì quan hệ không đồng nghĩa với củng cố và phát triển quan hệ, vốn là mục đích cốt lõi của mọi sự tiếp xúc. Để kết nối đòi hỏi nhiều hơn là một kênh giao tiếp nơi chúng ta nghe được, nói được và được nghe, được nhìn thấy trên không gian mạng ảo. Tại các cuộc gặp trực tiếp, chúng ta có nhiều thời gian và không gian tự nhiên cho những cuộc nói chuyện nhỏ, ngoài lề, không chính thức về các chủ đề khác nhau, nhưng lại chính là xúc tác quan trọng, giúp hiểu hơn đối tác, và giúp đối tác hiểu hơn về chúng ta.

Các trao đổi, chia sẻ này góp phần thúc đẩy mối quan hệ cá nhân và cơ hội kinh doanh.

Một cuộc gặp trực tiếp cũng chứng tỏ rằng bạn coi trọng thời gian và công việc kinh doanh của khách hàng bằng cách thể hiện rằng bạn sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức trong lịch trình công tác của mình cho họ. Việc bạn sẵn sàng chia sẻ trong những câu chuyện tưởng như nhỏ nhặt trong đời sống với họ cho thấy bạn quan tâm tới họ trước tiên với tư cách là những cá thể, con người cụ thể, chứ không chỉ là đối tác kinh doanh, là những nhân viên, cộng sự chứ không phải chỉ là công cụ hay mối quan hệ phục vụ công việc. Sự trân trọng này chỉ có thể được thể hiện tự nhiên, hiệu quả nhất trong giao tiếp trực tiếp. Nói cách khác, những cuộc “gặp gỡ” trên không gian mạng có chất lượng đường truyền kết nối tốt không đồng nghĩa với chất lượng kết nối trong quan hệ.

Tại sao tôi vẫn muốn duy trì những cuộc gặp mặt trực tiếp với khách hàng, đối tác và nhân viên?
Ông Lê Đông Lâm.

2. Chất lượng giao tiếp trong các cuộc họp trực tiếp đều không thể so sánh với chất lượng cuộc họp trực tiếp về mức độ khuyến khích người tham gia và mức độ nắm bắt đối tượng cùng giao tiếp. Khi giao tiếp trực tuyến (kể cả qua văn bản, email), chúng ta khó có thể phân biệt được giọng điệu, khó nhận biết cảm xúc của đối tác. Chúng ta mất cơ hội hiểu được đối tác do không tiếp cận được các tín hiệu từ ngôn ngữ cơ thể, không “đọc” được những thay đổi tinh tế trong biểu cảm khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ tay và giao tiếp bằng mắt.

Dù một số phần mềm họp trực tuyến truyền hình tạo ra các tính năng giao tiếp bao gồm tính năng "giơ tay" để báo hiệu rằng bạn có điều gì đó muốn nói và để tăng cơ hội tương tác, nhưng những thông báo này có thể dễ dàng bị bỏ lỡ bởi người chủ trì cuộc họp. Hơn nữa với sự bùng nổ của đại dịch, mọi người kể cả chúng ta và khách hàng đều buộc phải thích ứng với giao tiếp trực tuyến với tần suất cao (gần như 100%) một cách đột ngột thì không phải ai cũng cảm thấy sẵn sàng, thoải mái và đặc biệt là không phải ai cũng cảm thấy quen thuộc, thành thục trong việc chuyển đổi cách giao tiếp đang từ trực tiếp sang trực tuyến. Vì thế rất có thể nhiều ý tưởng, trao đổi nếu được diễn đạt, thể hiện trong môi trường giao tiếp trực tiếp thì sẽ được trình bày nhưng trong môi trường trực tuyến thì sẽ bị trì hoãn hoặc không được thực hiện. Chúng ta vì vậy cũng sẽ mất cơ hội nắm bắt, hiểu chính xác và kịp thời ý tưởng của người cùng giao tiếp và dẫn đến mất đi cơ hội kết nối, làm giảm hiệu quả của giao tiếp. Đó là chưa kể các vấn đề trở ngại, gián đoạn do chất lượng đường truyền gây ra.

3. Các cuộc họp trực tiếp cũng đảm bảo duy trì sự tập trung một cách tự nguyện và tự nhiên nhất của người tham gia. Trong các cuộc họp trực tuyến truyền hình, các thành viên nhóm hướng nội thường có xu hướng chỉ lắng nghe và xử lý thông tin một cách thụ động.

Như đã nói ở trên, hạn chế trong cơ hội tham gia cũng sẽ làm cho một số người nghiêng về phía tiếp nhận, hồi đáp hơn là khởi xướng, cung cấp ý tưởng, thông tin. Điều này dẫn đến khả năng sẽ có một phía chiếm lấy diễn đàn, dẫn dắt cuộc trò chuyện và chỉ đạo thảo luận, và như thế vô tình làm giảm hiệu quả làm việc khi giao tiếp chỉ có xu hướng 1 chiều. Khi gặp mặt trực tiếp, hai nhóm tính cách này có thể làm việc cùng nhau hiệu quả, dẫn đến những cuộc gặp gỡ tích cực, chất lượng hơn.

Đó là chưa kể khi thực hiện các cuộc họp trực tuyến, người tham gia không hẳn lúc nào cũng thực sự “có mặt” dù cho họ đang trực tuyến/online bởi sự thuận tiện của công nghệ cho phép họ thực hiện đa nhiệm 1 lúc, vì vậy cũng làm giảm tập trung và hiệu quả của cuộc họp. Chỉ khi trực tiếp các bên tham gia giao tiếp mới tập trung năng lượng và dành thời gian tối đa vì vậy chất lượng giao tiếp cũng được nâng lên.

Công nghệ chỉ hỗ trợ chứ không thể trở thành phương tiện giao tiếp chiến lược

4. Giao tiếp trực tiếp cho phép giới thiệu cá thể đại diện cho sản phẩm, cho triết lý dịch vụ, cho công ty cùng lúc với giới thiệu sản phẩm. Vì vậy nó thực sự giúp chuyển tải thông điệp đáng tin cậy, rõ ràng, cụ thể hơn là giao tiếp gián tiếp qua công nghệ. Điều này không chỉ đúng với những mối quan hệ với đối tác mới và cả những đối tác lâu dài, với khách hàng lâu năm. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh liên tục và cạnh tranh bằng nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ vì chất lượng của sản phẩm, những cuộc gặp gỡ trực tiếp là thiết yếu để xây dựng niềm tin với các đối tác.

5. Giao tiếp trực tiếp là điều kiện, nền tảng gần như bắt buộc để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong các mối quan hệ xã hội bao gồm cả quan hệ trong kinh doanh, đặc biệt ở một số khu vực địa lý mà nhận thức về hiệu quả giao tiếp gắn liền với yếu tố văn hoá dân tộc, địa phương.

Văn hoá Việt Nam và văn hoá của nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam Á kể cả Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của giá trị Khổng giáo trong đó niềm tin và tình cảm của người tham gia giao tiếp phụ thuộc rất lớn vào sự hiện hữu vật thể, thực sự của đối tác. Các giá trị giao tiếp được ghi nhận, tôn vinh trong những nền văn hoá này thể hiện rõ cách nghĩ, cách hành xử, xét đoán để tạo dựng niềm tin cần được dựa trên việc trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp tiếp xúc, va chạm với đối phương.

Vì thế trong khi công nghệ cung cấp sự hỗ trợ không thể phủ nhận và trở thành phương tiện giao tiếp chiến lược, không thể thiếu trong đại dịch, chính giao tiếp trực tiếp mới có thể tạo ra những giá trị tinh thần to lớn, tạo dựng niềm tin khác biệt mà công nghệ không thể nào đưa lại. Chính những giá trị kết nối tinh thần tưởng như vô hình, không đo đếm, không nhìn thấy được mới là nền tảng là cơ sở dẫn đến hiệu quả về mặt hợp tác, thể hiện trong hiệu quả kinh doanh bền vững, trong hiệu suất lao động lâu dài.

Chuyến đi đầu tiên và dài ngày trở lại của tôi đã tiếp tục khẳng định niềm tin của tôi về giá trị của tương tác trực tiếp mà lâu nay tôi hằng thực hành, áp dụng. Không một công nghệ nào có thể mang lại sự kết nối, tin tưởng, chia sẻ, thấu hiểu, đồng thuận và thuyết phục hiệu quả với đối tác với khách hàng và đồng nghiệp, nhân viên như cách tôi đã cảm nhận được một cách rõ ràng từ chuyến đi.

Tiếp xúc trực tuyến hỗ trợ chúng ta rất nhiều nhưng dù tiện ích đến mấy thì chúng ta cũng cần đánh giá đúng vai trò của công nghệ kể cả trước, trong và sau khi đại dịch được kiểm soát hoàn toàn. Với những giới hạn hiện hữu của nó, công nghệ luôn là công cụ hỗ trợ. Cho dù có lúc tưởng như là giải pháp đối phó duy nhất trong đại dịch (khi được dựa vào 100%), công nghệ sẽ không thể thay thế và không thể đem lại hiệu quả như tiếp xúc và làm việc trực tiếp.

Lê Đông Lâm

Nên xem

Đồng Nai: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Đồng Nai: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Công an TP.HCM vào cuộc vụ tiến sĩ dùng bằng giả "qua mặt" nhiều trường đại học

Công an TP.HCM vào cuộc vụ tiến sĩ dùng bằng giả "qua mặt" nhiều trường đại học

(LĐTĐ) Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã làm việc với một số trường đại học liên quan đến việc ông Nguyễn Trường Hải (sinh năm 1981) sử dụng bằng tiến sĩ giả để “qua mặt” nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM.
Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

(LĐTĐ) Ngày 4/12, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chủ trì lễ ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn giữa Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM và Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood.
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Mục tiêu đến năm 2023 là hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế...
Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

(LĐTĐ) Sáng 4/12, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

(LĐTĐ) Thông tin tại hội nghị kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2023, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản đạt 777 triệu USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

(LĐTĐ) Sáng 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tin khác

Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

(LĐTĐ) Thông tin tại hội nghị kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2023, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản đạt 777 triệu USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

(LĐTĐ) Trong tháng 11/2023, Hà Nội đã thu hút 49,7 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có 33 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD. Tính chung 11 tháng qua, Hà Nội đã thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI gồm: Đăng ký cấp mới 378 dự án với số vốn đạt 335 triệu USD; 157 lượt dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 270 triệu USD; 299 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2,054 tỷ USD.
Online Friday 2023: Nhiều sản phẩm có giá từ 1.000 đồng

Online Friday 2023: Nhiều sản phẩm có giá từ 1.000 đồng

(LĐTĐ) Chương trình 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Fiday đã chính thức kích hoạt từ ngày 1/12 bằng chuỗi sự kiện: Lễ bấm nút kích hoạt Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến 2023 có sự cộng hưởng cùng các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước; chương trình ca nhạc sôi động đến từ các ca sĩ, vũ công đang được giới trẻ ưa thích; các gian hàng online ngay trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm…
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu doanh nghiệp không công bố báo cáo tài chính 3 năm

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu doanh nghiệp không công bố báo cáo tài chính 3 năm

(LĐTĐ) Ngày 1/12, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) khẳng định, sẽ đình chỉ giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp UPCoM không thực hiện công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên.
Từ 15/1/2024, ngân hàng thương mại được làm đại lý bán trái phiếu Chính phủ

Từ 15/1/2024, ngân hàng thương mại được làm đại lý bán trái phiếu Chính phủ

(LĐTĐ) Từ 15/1/2024, không chỉ Kho bạc Nhà nước mà các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được bán, thanh toán trái phiếu Chính phủ.
Lãi suất huy động tiếp tục giảm tại nhiều ngân hàng

Lãi suất huy động tiếp tục giảm tại nhiều ngân hàng

(LĐTĐ) Nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động với mức giảm trung bình là 0,2%.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 26

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 26

(LĐTĐ) Bộ Tài chính thông tin, từ ngày 5-8/12, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 26 (AIRM 26) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 49 (AIC 49) với chủ đề “Bền vững, toàn diện và kết nối”.
Ưu đãi thuế chỉ là vấn đề thứ cấp trong thu hút đầu tư

Ưu đãi thuế chỉ là vấn đề thứ cấp trong thu hút đầu tư

(LĐTĐ) Thuế tối thiểu toàn cầu là sáng kiến quan trọng tránh “cuộc đua xuống đáy” về thuế suất ưu đãi giữa các quốc gia trong thu hút đầu tư nước ngoài. Còn các hình thức ưu đãi thuế mà một số quốc gia đang áp dụng hiện nay, trong đó có Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đó chỉ là vấn đề thứ cấp trong thu hút đầu tư.
Giá vàng ổn định sau chuỗi ngày tăng sốc

Giá vàng ổn định sau chuỗi ngày tăng sốc

(LĐTĐ) Sáng 1/12, giá vàng trong nước trụ vững quanh mốc 73,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua vào bán ra lên mức 1,4 triệu đồng/lượng.
BIDV Open API - Định hình dịch vụ tài chính tương lai

BIDV Open API - Định hình dịch vụ tài chính tương lai

(LĐTĐ) Ngày 29/11/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức ra mắt hệ thống BIDV Open API (Application Programming Interface) - hệ sinh thái mở giúp tích hợp các dịch vụ ngân hàng vào các ứng dụng, phần mềm, nền tảng số của khách hàng, qua đó cung cấp những giải pháp tài chính ưu việt và trải nghiệm dịch vụ liền mạch trên không gian số.
Xem thêm
Phiên bản di động